Mã tài liệu: 275390
Số trang: 87
Định dạng: zip
Dung lượng file: 481 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI NÓI ĐẦU
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 do Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII báo cáo tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định rõ tính tất yếu của xu thế hội nhập kinh tế cùng với những cơ hội cũng như thách thức của hội nhập: "Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế… Các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình; đồng thời đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục yếu kém để vươn lên. Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lí của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia…"
Đối mặt với những thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần có những chính sách, định hướng phát triển như thế nào để tận dụng được cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn? Đảng và nhà nước ta đã khẳng định tầm quan trọng của "khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh họcô (Theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010) và nêu rõ: "Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của đời sống hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá".
Đúng như vậy, tri thức, thông tin và công nghệ luôn có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển; vai trò ấy ngày càng tăng dần. Những thành tựu nổi bật của khoa học đầu thế kỉ 20 với vai trò dẫn đầu của thuyết tương đối và thuyết lượng tử là tiền đề cho cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ra đời và phát triển bắt đầu từ giưã thế kỉ 20 và trong một phần thời gian cuối cùng của thế kỉ đã bước sang giai đoạn mới- giai đoạn bùng nổ thông tin, tri thức, bùng nổ công nghệ, đặc biệt là các công nghệ cao như : công nghệ thông tin (CNTT) (nhất là siêu xa lộ thông tin, internet, multimedia tương tác, thực tế ảo...), công nghệ sinh học (đặc biệt là công nghệ gen, công nghệ tế bào), công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng..., nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thương mại điện tử (TMĐT) ra đời là kết quả hợp thành của nền “kinh tế số hoá” và “xã hội thông tin". TMĐT bao trùm một phạm vi rộng lớn các hoạt động kinh tế và xã hội, nó mang đến lợi ích tiềm năng và đồng thời cả thách thức lớn cho người sử dụng.
TMĐT đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu, tuy hiện nay đang áp dụng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển nhưng các nước đang phát triển cũng bắt đầu tham gia. Toàn cầu đang hướng tới giao dịch thông qua TMĐT.
TMĐT đưa lại lợi ích tiềm tàng giúp người tham gia thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí, mở rộng qui mô doanh nghiệp, rút ngắn chu kỳ kinh doanh và đặc biệt với nước đang phát triển đây là cơ hội tạo bước tiến nhảy vọt, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
TMĐT đã được đánh giá là một phát kiến quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Giờ đây, TMĐT có lẽ không phải là một chiến lược mà các quốc gia có thể lựa chọn hoặc không, bởi nếu quốc gia nào không nắm lấy cơ hội này sẽ có nguy cơ tụt hậu một cách nghiêm trọng. Cuộc cách mạng điện tử với việc kinh doanh điện tử sẽ là cơ hội lớn cho các nước đang phát triển để tận dụng nhằm phát triển kinh tế của đất nước mình. Nếu không bắt kịp với bước tiến này khoảng cách của các nước đó đối với các nước phát triển sẽ còn gia tăng nhanh chóng. Do đó, phát triển TMĐT trở thành vấn đề có tính chất sống còn đối với các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt nam. Xuất phát từ lý do đó em chọn đề tài “Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam – Thực trạng và định hướng” làm đề tài cho khoá luận của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Những nội dung cơ bản về thương mại điện tử.
Chương II: Thực trạng giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam.
Chương III: Một số biện pháp để thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TMĐT 4
I. Khái niệm TMĐT 4
1. TMĐT là gì 4
2. Phân loại 6
2.1 Phân loại theo đối tượng giao dịch 6
2.2. Phân loại theo hình thức giao dịch 7
3. Đặc điểm của TMĐT 10
3.1 Ở góc độ doanh nghiệp hay tổ chức 10
3.2 Ở góc độ công nghệ thông tin 10
II. Tác dụng của TMĐT 11
1. Lợi ích của TMĐT 11
2. Hạn chế của TMĐT 14
III. Các điều kiện để phát triển TMĐT 15
1. Hạ tầng cơ sở công nghệ 15
2. Hạ tầng cơ sở nhân lực 16
3. Hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội 17
3.1 Chính sách và chiến lược quốc gia về TMĐT 17
3.2 Hệ thống thanh toán tài chính tự động 18
3.3 Tác động văn hoá xã hội của Internet 19
4. Hạ tầng cơ sở pháp lý 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH TMĐT CỦA VIỆT NAM 21
I. Những động thái của TMĐT trong xu thế hội nhập với thế giới 21
1. Hạ tầng cơ sở công nghệ 21
2. Hạ tầng cơ sở nhân lực 25
3. Hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội và pháp lý 27
3.1 Điều kiện về kinh tế 27
3.2. Điều kiện về xã hội 28
3.3 Môi trường pháp lý về TMĐT 31
II. Hiện trạng giao dịch TMĐT của việt nam 35
1. Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong DN 35
2. Các mô hình triển khai TMĐT trong DN 38
2.1. Về loại hình sản phẩm 38
2.2. Về phương thức giao dịch 46
III. Một số đánh giá về giao dịch TMĐT ở Việt Nam 54
1. Những kết quả đạt được 54
2. Hạn chế 56
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 59
I. Dự báo sự phát triển của TMĐT 59
1. Nhu cầu của thế giới 59
2. Nhu cầu của Việt Nam 60
II. Định hướng của Việt Nam về phát triển TMĐT 63
III. Một số kiến nghị và giải pháp phát triển TMĐT ở Việt Nam 66
1. Vấn đề nâng cao nhận thức về TMĐT ở Việt Nam 66
1.1 Khối chủ thể Chính phủ 66
1.2 Khối chủ thể doanh nghiệp 67
1.3. Khối chủ thể người tiêu dùng 68
2. Xây dựng hạ tầng cơ sở pháp lý 69
3. Xây dựng hạ tầng cơ sở công nghệ 72
3.1. Đối với Chính phủ 72
3.2. Đối với doanh nghiệp 73
4. Tiêu chuẩn hoá công nghiệp và thương mại 75
4. Đẩy mạnh hoạt động thanh toán điện tử trong TMĐT 76
5. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng 77
5.1 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 77
5.2. Bảo vệ người tiêu dùng. 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 696
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 184
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 2286
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 17