Mã tài liệu: 303725
Số trang: 15
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 363 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Tương tự như nhiều quốc gia đang phát triển khác, ba thập kỷ qua, Thái Lan
đã trải qua các biến đổi cơ cấu lớn, đầu tiên là chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp
sang xuất khẩu hàng hoá chế tạo ở thập kỷ 70, tiếp đó là chuyển từ nền kinh tế có
hàm lượng lao động cao (Labor- Intensive) sang xuất khẩu các sản phẩm công nghệ
cao và trung bình ở thập kỷ 90. Ngành xuất khẩu sản phẩm điện và điện tử đã tăng
nhanh, nhưng vai trò chủ yếu là lắp ráp. Ngoài ra, chưa có sự tăng trưởng lớn về
hàm lượng công nghệ nội sinh trong việc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu này. Trở
ngại quan trọng để trở thành nhà sản xuất lớn đối với các sản phẩm giá trị gia tăng
cao là trình độ khoa học và công nghệ (KH&CN) vẫn còn non yếu của Thái Lan.
Tuy nhiên, có một lĩnh vực KH&CN đạt được những tiến bộ rất quan trọng
trong thời gian gần đây, đó là công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT).
Chính phủ Thái Lan từ lâu đã ý thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin
(CNTT), với vai trò là một động lực kinh tế - xã hội (KT-XH) to lớn. Cách đây hơn
một thập kỷ, Uỷ ban về chính sách CNTT đã được thành lập do Thủ tướng đứng
đầu chịu trách nhiệm. Hiện nay, Thái Lan đã có đủ kết cấu hạ tầng, nhiều trường
học trên cả nước đã được truy cập Internet miễn phí, ứng dụng CNTT trong khu vực
công đã tăng lên. Mặc dù vậy, phía trước vẫn còn có nhiều mục tiêu cần phải đạt
được, đòi hỏi Thái Lan phải hoạch định ra các chính sách, chiến lược KH&CN để
phát huy tối đa tiềm năng của nó.
I. Về chiến lược, chính sách KH&CN
1. Chính sách KH&CN
(1) Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ thuộc các lĩnh vực KH&CN ở tất cả các cấp
để có được nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng và số lượng. Việc làm này sẽ hỗ
trợ cho sự phát triển bền vững của quốc gia và chuẩn bị cho đất nước tiến vào kinh
tế tri thức.
(2) Thúc đẩy KH&CN trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), bằng cách
hỗ trợ các cơ quan thuộc cả khu vực Chính phủ lẫn tư nhân, giúp cho việc quản lý
và thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). KH&CN cần được sử dụng làm
giải pháp cho các vấn đề KT-XH và môi trường, cũng như lựa chọn các kỹ năng
thích hợp để nâng cao tiềm năng, tri thức và hiệu quả cho người dân Thái Lan. Điều
này sẽ giúp nâng cao năng lực sản xuất phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng ở trong
nước, kể cả ngành nông nghiệp lẫn ngành công nghiệp.
(3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đặc biệt là CNTT để hiện đại hoá nền hành
chính và quản lý, nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước. Công
nghệ được chọn phải thích hợp, có giá cả phải chăng và có khả năng phát triển,
nâng cấp theo phương thức phù hợp.
(4) Xem xét và chỉnh sửa các điều luật liên quan đến KH&CN để chúng có thể
đem lại lợi ích cho sự nghiệp phát triển KH&CN cũng như bảo hộ được quyền sở
hữu trí tuệ.
2. Chiến lược KH&CN
2.1. Mục đích
(1) Phát triển KH&CN để làm công cụ nâng cao hiệu quả sản xuất, bằng cách hỗ
trợ phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến cũng như các đổi mới trên cơ sở
những công nghệ hiện có. Việc áp dụng công nghệ phải phù hợp với các mục tiêu
phát triển để khôi phục và phát triển kinh tế, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng
đời sống
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 822
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 7
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 18