Mã tài liệu: 66569
Số trang: 52
Định dạng: docx
Dung lượng file: 241 Kb
Chuyên mục: Quản trị khách sạn du lịch
Trong đà phát triển rất nhanh về mọi mặt của xã hội, nhu cầu của con người cũng theo đó mà phát triển không ngừng, trong đó có nhu cầu về du lịch. Mấy năm gần đây đã bùng nổ dòng du lịch từ Tây sang Đông, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và ngược lại bởi lẽ nhu cầu của con người ngày càng đa dạng, phong phú không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn ở, đi lại tham quan bình thường, mà du lịch ngày càng chuyên sâu, phân nhỏ. Vì thế Du lịch là một nhu cầu tất yếu khách quan của cuộc sống con người. Xuất phát từ sự mong muốn tìm hiểu những cái khác lạ ở bên ngoài nơi mình sinh sống, để cảm nhận các giá trị văn hoá độc đáo như các di tích lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán, các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, hay đơn giản là để được nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, chơi thể thao, thăm viếng…
Đến nay, trên thế giới có rất nhiều học giả đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, bởi đi từ những góc độ tiếp cận du lịch khác nhau:
Theo Giáo sư- Tiến sỹ HUNSIKUR và KRAF:
“Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không phải cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến các cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích ngành nghề, kiếm lời hoặc đến thăm có tính chất thường xuyên”.
Theo MC INTOSH:
“Du lịch là tổng thể các hiện tượng mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền địa phương và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp du khách”.
Theo I.I. PIRÔGIONIC,1985:
“ Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá”.
Theo Nghị quyết 45/CP của Chính phủ khẳng định:
“… Du lịch là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp có tác dụng góp phần tích cực thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu…”
Nếu xuất phát từ hoạt động du lịch, bản chất cơ bản của du lịch thì: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 945
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16