Mã tài liệu: 83047
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file: 4,600 Kb
Chuyên mục: Quản trị chiến lược
Kể từ khi xuất hiện mạng lưới thông tin di động, Việt Nam được coi là một thị trường tiềm năng để phát triển dịch vụ thông tin di động. Với tốc độ phát triển chóng mặt, số lượng thuê bao sử dụng di động ngày càng nhiều. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có tất cả 6 nhà khai thác mạng là VinaPhone, MobiFone, Viettel, S-fone, EVN, HT mobile. Với 6 nhà khai thác mạng, khách hàng có thể chọn lựa cho mình nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú. Với hai loại hình thuê bao là trả trước và trả sau, khách hàng được cung cấp dịch vụ thoại truyền thống và dịch vụ nhắn tin qua mạng thông tin di động.Với sự phát triển nhanh chóng như vậy, thị trường Việt Nam là nơi thuận lợi cho một ngành kinh doanh tiềm năng đó là ngành kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên di động (GTGT). Chỉ xuất hiện ở Việt Nam vào đầu những năm 2003 nhưng số lượng các dịch vụ giá trị gia tăng trên di động đã vô cùng phong phú, đa dạng và được coi là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận.
Chỉ với một chiếc điện thoại nhỏ xíu trên tay, bạn không chỉ gọi, nhắn tin mà còn có thể sử dụng rất nhiều những tiện ích khác như tải hình nền, nhạc chuông, nghe nhạc, xem tin tức trong ngày, giải trí và chơi game. Chiếc điện thoại trở thành một thế giới thu nhỏ.
Với mục đích làm phong phú và nâng cao tính năng của mạng di động đồng thời lôi cuốn khách hàng, nhà khai thác mạng đã tung ra thị trường rất nhiều dịch vụ giá trị gia tăng phong phú. Trong đó, VinaPhone cung cấp những dịch vụ như Ring tunes, tải nhạc chuông, hình nền, logo, game Java. Hay MobiFone có những dịch vụ như: tải nhạc chuông, hình nền, logo, cung cấp kết quả xổ số, bản tin, thời tiết, tỷ giá hối đoái, giải trí, GPRS và MMS, dịch vụ thông tin đá bóng trực tuyến, fax – Data, nhắn tin quảng bá, mobi chat, dịch vụ mobi mail... Các nhà khai thác mạng là những công ty đi trước về việc cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng (Trên nên tảng web portal). Tuy nhiên, thị trường cung cấp dịch vụ GTGT là một thị trường tiềm năng. Chính vì vậy, tồn tại song song với các dịch vụ GTGT của các nhà khai thác mạng là các dịch vụ GTGT của các nhà khai thác chuyên cung cấp dịch vụ GTGT. Trong đó phải kể đến như Bluesea với thương hiệu Topteen, VASC với thương hiệu darlink...và một số thương hiệu khác.
Tuy mới ra đời để cung cấp dịch vụ GTGT qua di động nhưng các công ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường và đã tạo ra những thương hiệu riêng cho chính mình. Và nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ này không phải nhỏ.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động tại công ty BLueSea
Chương II: Chiến lược kinh doanh công ty cổ phần BLueSea
Chương III: Xu thế phát triển VAS tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh đề xuất cho BLueSea
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 779
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1880
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 7339
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16