Mã tài liệu: 56636
Số trang: 40
Định dạng: docx
Dung lượng file: 138 Kb
Chuyên mục: Quản trị chất lượng
Sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước ta.
Việt Nam vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thu nhập quốc dân tính theo đầu người rất thấp, dân cư sống ở nông thôn với nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp - một khu vực kinh tế phát triển chậm chạp, năng suất và hiệu quả đều thấp. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, chúng ta cần phải thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Lợi thế lớn của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá là lao động giá rẻ, nguyên liệu dồi dào. Vì vậy trong giai đoạn đầu lấy công nghiệp hoá làm trọng tâm, Việt Nam cần phát triển mạnh các ngành có khả năng tận dụng những lợi thế sẵn có bởi lẽ chính các ngành này sẽ nhanh chóng tạo ra một tiềm lực công nghiệp mới, nhanh chóng tạo ra nhiều việc làm góp phần đẩy lùi tình trạng thất nghiệp cao, nhanh chóng có thêm nguồn thu nhập và tích luỹ lớn hơn để chuẩn bị cho việc phát triển các tiềm lực lớn hơn. Điều này được thể hiện rõ nét ở ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may của Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong giai đoạn vừa qua. Tăng trưởng xuất khẩu từ mức thấp đã tăng nhanh : năm 1989 chỉ đạt xấp xỉ 100 triệu USD, năm 1997 và năm 1998 đạt trên 1,4 tỷ USD mỗi năm, tới năm 1999 đã tăng lên 1,76 tỷ USD và năm 2000 đạt khoảng 1,9 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong thập kỷ 90 vừa qua đạt trung bình tới trên 40%/năm. Hiện nay ngành này đứng thứ hai, chỉ sau dầu lửa về mặt kim ngạch xuất khẩu của cả nước (tạo ra 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, và khoảng 44% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp chế tác). Ngành thu hút gần nửa triệu công nhân (trong đó 80% là lao động nữ) tức là khoảng 20% lực lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế tác của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, trước xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt, ngành dệt may nước ta còn nhiều hạn chế. Vì vậy chúng ta phải tìm ra những giải pháp thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 988
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 3707
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 756
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 1648
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 158
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16