Mã tài liệu: 30436
Số trang: 41
Định dạng: docx
Dung lượng file: 176 Kb
Chuyên mục: Quản trị chất lượng
May là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời ở Việt Nam; là ngành đòi hỏi vốn đầu tư nhiều và sử dụng nhiều lao động có trình độ kỹ thuật cao. Chính vì vậy, Việt Nam là nước có lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này. Hơn nữa chúng ta đang trong giai đoạn tích luỹ để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Do vậy, ngành may xuất khẩu được coi là một ngành trọng điểm trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu ngành may Việt Nam ngày càng gia tăng (bình quân 12%/năm) góp phần đáng kể vào việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời giải quyết được một số lượng lớn lao động trong nước. Nhiều chủng loại hàng may của Việt Nam đã có mặt trên những thị trường khó tính: Nhật Bản, Mỹ và đặc biệt là thị trường EU.
Công cuộc đổi mới ở Việt Nam với đường lối phát triển theo hướng “Việt Nam tích cực chủ động hội nhập quốc tế và khu vực”. Đối với EU, quan hệ của Việt Nam mới chính thức phát triển từ năm 1990 quan hệ này đã phát triển một cách nhanh chóng và mật thiết. Ngày 17/7/1995 Hiệp định dệt may được ký kết giữa Việt Nam và EU tại Brusel (Bỉ). Hiện nay EU có 15 thành viên (EU15) chính thức và dự định ngày 1/5/2004 sẽ gia nhập thêm 10 nước ở Trung và Đông Âu nữa. EU15 với dân số 375 triệu người GDP đạt 8,562 tỷ USD chiếm 20% GDP của thế giới. Nền văn hoá của các nước EU rất đa dạng và có nhiều nét tương đồng đặc biệt là các sở thích về thời trang, ẩm thực, sức mua sắm ở thị trường này là rất lớn, với thu nhập bình quân của người dân rất cao khoảng 22.832 USD/năm. Như vậy, EU sẽ hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu hàng may Việt Nam.
Bên cạnh những lợi thế đó, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường EU đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn đó là việc ngành dệt hiện nay của chúng ta đang ở tình trạng yếu kém, không cung cấp đủ nguyên liệu cho các doanh nghiệp may trong nước. Mỗi năm ngành may phải nhập từ 400 đến 450 triệu mét vải trong khi phần lớn giá trị xuất khẩu hàng may của Việt Nam lại được thực hiện bằng phương thức gia công nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được những thương hiệu hàng hoá có uy tín để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU – là thị trường rất khó tính đòi hỏi tiêu chuẩn cao cả về chất lượng lẫn mẫu mã sản phẩm. Theo cách đánh giá chung, so với các mặt hàng xuất khẩu cùng loại của các quốc gia khác thì tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam còn hạn chế, yếu kém nhiều mặt, trong đó phải kể đến đối thủ cạnh tranh rất lớn của may Việt Nam trên thị trường EU – May Trung Quốc. Sự cạnh tranh càng trở nên quyết liệt hơn từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Trung Quốc không còn bị khống chế hạn ngạch xuất khẩu nữa và sẽ có nhiều cơ hội để chiếm lĩnh mạnh mẽ thị trường này. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận, thực tiễn và đánh giá kết quả đạt được, nhằm đưa ra các gợi ý, bài học cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU trở nên cấp thiết hơn.
Phần 1: Giới thiệu chung về ngành may mặc Việt Nam.
Phần 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành may Việt Nam trên thị trường EU.
Phần 3: Một số gợi ý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành may Việt Nam trên thị trường EU.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 757
⬇ Lượt tải: 16