Mã tài liệu: 103506
Số trang: 18
Định dạng: docx
Dung lượng file: 154 Kb
Chuyên mục: Quản trị chất lượng
Sự ra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp. Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa việc nhận thức sâu sắc tính quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể là Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế đáp ứng yêu cầu "đi tắt, đón đầu" đang đặt ra như một yếu tố sống còn. Sự hình thành tư duy của Đảng ta về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình tìm tòi thể nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, từ chưa đầy đủ, hoàn thiện tới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện. Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân trong việc hiện thực hoá đường lối đó, chúng ta đã đạt dược những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền dân chủ XHCN với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những đường nét cơ bản. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự thống nhất trong đa dạng đã hình thành. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức ngày càng được củng cố, thực sự trở thành một động lực quan trọng của đổi mới đất nước… Song, bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đã đạt được sau gần 20 năm đổi mới, vẫn còn những yếu kém, khuyết điểm làm gay gắt những mâu thuẫn của quá trình phát triển. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước để phát triển kinh tế chưa được huy động và sử dụng tốt. Thất thoát, lãng phí trong quản lý kinh tế, đặc biệt trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý doanh nghiệp Nhà nước còn rất nghiêm trọng. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cải cách hành chính trong hệ thống chính quyền chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhiều nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, việc thực hiện luật pháp, kỷ cương không nghiêm. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm hoặc chưa giải quyết tốt.
Nội dung tóm tắt
I. Cơ sở lý luận
II. Mâu thuẫn giữa việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước với tình trạng một số mặt của Đảng. Nhà nước còn có nhiều hạn chế
III. Các giải pháp cơ bản nâng cao sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 122
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16