Mã tài liệu: 124343
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị chất lượng
Ông cha ta đã từng nói : “ Nhất ăn nhì mặc” , và trong điều kiện hiện nay với sự phát triển của khoa học, công nghệ, công nghệ thực phẩm… con người đã chế biến ra rất nhiều thực phẩm đa dạng để phục vụ nhu cầu của mình và cũng từ đó đã nảy sinh ra nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm nói chung.
An toàn thực phẩm đã trở thành một vấn đề được quốc tế quan tâm trước sự bùng nổ về nhiễm độc thực phẩm. Năm 1999 sự kiện nhiễm khuẩn Listeria ở Mỹ đã gây ảnh hưởng tới hàng trăm người và 20 người chết do ăn phải xúc xích. Đó là một ví dụ điển hình về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.Và vì vậy các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm phải tuân thủ rất nhiều các tiêu chuẩn địa phương như Phân tích mối nguy hiểm và điểm kiểm soát trọng yếu (HACCP) , Hướng dẫn các tập đoàn bán lẻ ở Anh , Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế …. Tình hình đó làm nảy sinh một nhu cầu hài hoà các tiêu chuẩn với nhau . Ngày 01/ 09/2005, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế đã ban hành tiêu chuẩn ISO 22000:2005 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng lẫn các bên liên quan trên phạm vi toàn thế giới.
Việt Nam khi đã trở thành viên của Tổ chức thương mại thế giới phải tham gia vào hai hiệp định cơ bản có tác đông lớn đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là Hiệp định vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT). Nhìn chung , một cơ sở sản xuất thực phẩm đều chịu chi phối bởi yêu cầu về HACCP và các quy định thực hành hiện đang triển khai áp dụng. Nhưng chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên sự kiện 3 công ty của ta bị đối tác Nhật Bản huỷ và trả lại hàng do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy sự kiện này xảy ra trước khi chúng ta gia nhập vào WTO nhưng không có nghĩa chúng ta có thể quên nó mà phải nhìn nhận nó chính là sự yếu kém của các doanh nghiệp để khắc phục, dĩ nhiên không phải tất cả các doanh nghiệp nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến thương hiệu của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trên trường Quốc tế.
Qua tìm hiểu về ISO 22000:2005 , và nhận thấy rằng tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi tổ chức bất kể quy mô miễn là có tham gia vào bất cứ quá trình nào trong chuỗi thực phẩm và mong muốn thực hiện hệ thống nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm an toàn nên trong khuôn khổ bài đề án này tôi xin được giới thiệu và trình bày tìm hiểu của mình về việc áp dụng ISO 22000:2005 trong doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
Kết cấu đề tài:
I.Lý luận chung
II.Thực trạng áp dụng ISO 22000 : 2005 trong các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
III.Giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1492
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 710
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 156
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 18