Mã tài liệu: 299733
Số trang: 96
Định dạng: zip
Dung lượng file: 772 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Hoạt động giao nhận và người giao nhận.
Đặc điểm nổi bật của mua bán quốc tế là người mua và người bán ở những quốc gia khác nhau. Sau khi ký hợp đồng mua bán, người bán thực hiện việc giao hàng, tức là hàng hoá được vận chuyển từ người bán sang người mua.Để cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, được tiếp tục và kết thúc, tức là hàng hoá đến tay người mua, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc liên quan liên quan đến quá trình chuyên chở như : bao bì, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra Cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hoá ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao hàng cho người nhận... Tất cả những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận.
Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service), theo qui tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận “là bất kỳ loại dịch vụ nào lien quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề Hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập các chứng từ có liên quan đến hàng hoá.Theo điều 136 Luật Thương mại Việt Nam thì :”Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gởi, tổ chức vận chuyển, lưu kho bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác cuả chủ hàng, của người vận chuyển hoặc của người giao nhận khác”
Như vậy Giao nhận (Forwarding) là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận chuyển nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gởi hàng đến nơi nhận hàng. Giao nhận thực chất là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở đó.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi chung là người giao nhận (Forwarder,Freight Forwarder, Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, Công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.
Trước đây người giao nhận thường chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một số công việc do các nhà xuất nhập khẩu (XNK) uỷ thác như xếp dỡ hàng hoá, lưu kho bãi, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận chuyển nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng...
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật của ngành vận tải mà dịch vụ Giao nhận ngày càng được mở rộng hơn. Ngày nay người Giao nhận đóng một vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người Giao nhận không chỉ làm các thủ tục Hải quan, thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Ở nhiều nước khác nhau, người Giao nhận được gọi theo những tên khác nhau như: Đại lý Hải quan (Customs House Agent), Môi giới Hải quan (Custom broker), Đại lý thanh toán(Clearing Agent), Đại lý gửi hàng và giao nhận (Shipping and Forwarding Agent), Người chuyên chở chính.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 846
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 1800
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16