Mã tài liệu: 225887
Số trang: 38
Định dạng: doc
Dung lượng file: 692 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
1.Đặc điểm:
1.1. Đặc điểm của thị trường độc quyền:
Độc quyền sở hữu hoặc kiểm soát của một công ty để sản xuất và bán một hàng hóa hoặc một dịch vụ
Thị trường cạnh tranh độc quyền có một số đặc điểm sau:
Một là: Có rất nhiều người bán tự do gia nhập hay rút lui khỏi ngành, thị phần của mỗi DN là rất nhỏ, không đáng kể trên thị trường.
Hai là, sản phẩm của các DN có sự khác biệt với nhau qua nhãn hiệu, kiểu dáng, chất lượng, và có khả năng thay thế tốt cho nhau nhưng không thay thế hoàn toàn.
Ví dụ: Thị trường kem đánh răng, xà phòng, dầu gội đầu .
Chính sự khác nhau của các sản phẩm của các DN đã hình thành hai nhóm khách hàng:
Khách hàng trung thành với sản phẩm, nghĩa là họ ưa thích sản phẩm này hơn sản phẩm khác; do đó vẫn mua sản phẩm này dù giá sản phẩm tăng lên.
Khách hàng trung lập (không trung thành) với sản phẩm, có nghĩa là họ coi các sản phẩm tương tự nhau, do đó sẽ nhanh chóng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm khác nếu chỉ có giá sản phẩm này tăng lên.
Ba là, chính sự khác biệt của các sản phẩm, nên không thể có một mức giá duy nhất cho tất cả các sản phẩm, mà hình thành một nhóm giá gồm nhiều mức giá nhưng chênh lệch không nhiều.
Mâu thuẫn với một thị trường cạnh tranh hoàn hảo: bên bán là các nhà hoạch định giá và không thực thi giá cả, vì chúng là những nhà cung cấp duy nhất, tạo ra mức giá cao hơn và sản lượng thấp hơn so với cạnh tranh hoàn hảo.
Cái lợi quan trọng mà thị trường cạnh tranh độc quyền cung cấp là sự đa dạng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu muôn vẻ và thích hợp với thu nhập của từng nhóm khách hàng.
Các rào cản nhập cảnh có thể được luật pháp, công nghệ, kinh tế hoặc tự nhiên. Như đã nói đúng bởi Milton Friedman rằng độc quyền thường xuyên phát sinh từ sự hỗ trợ từ chính phủ hay do sự đồng mưu thỏa thuận giữa các cá nhân.
1.2. Đặc điểm thị trường độc quyền nhóm:
Độc quyền nhóm có các đặc điểm sau:
Thị trường do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động đến giá thị trường.
Thị phần của mỗi DN là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một DN có tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo ảnh hưởng đến bất kỳ các DN còn lại, lập tức các DN này sẽ phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thị phần của mình.
Hàng hóa có thể không đồng nhất (ví dụ: xe ô tô, máy tính, thiết bị điện) hoặc đồng nhất (ví dụ: xăng dầu, thép, nhôm) và các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau.
Các DN mới (tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những rào chắn lối vào như: độc quyền về bằng sáng chế, quy trình công nghệ, có ưu thế về quy mô lớn, uy tín, tiếng tăm của các DN hiện có, . các DN lớn có thể tiến hành những chiến lược để ngăn chặn những DN mới đi vào thị trường bằng cách xây dựng khả năng sản xuất còn thừa, dọa sẽ bán phá giá và làm tràn ngập thị trường sản phẩm nếu có DN mới gia nhập vào ngành
Đường cầu thị trường có thể thiết lập dễ dàng nhưng rất khó thiết lập đường cầu từng DN vì phải dự đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá, mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của DN xác đáng.
Ví dụ: KFC quyết định hạ giá bánh mì Hambeger chẳng hạn, thì tác độn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 2590
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem