Mã tài liệu: 251376
Số trang: 13
Định dạng: doc
Dung lượng file: 79 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Luật phá sản 2004 mở rộng đối tượng có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản hơn so với Luật phá sản 1993.
Luật phá sản doanh nghiệp 1993 chỉ quy định cho ba chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản là: chủ nợ không có bảo đảm, con nợ và người lao động. Như vậy, ngoài ba đối tượng này không có một tổ chức, cơ quan, cá nhân nào khác được quyền đưa vụ phá sản ra trước tòa. Quy định này phần nào đã hạn chế thành phần chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, làm cho trên thực tế nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nhưng không được đưa ra tòa án để giải quyết. Đây là một quy định ẩn chứa nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế khách quan.
Luật phá sản 2004 ra đời để khắc phục hạn chế của Luật phá sản doanh nghiệp 1993 bằng cách quy định: ngoài những đối tượng như doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, chủ nợ, người lao động thì chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (Điều 16), cổ đông của Công ty cổ phần (Điều 17) thành viên của công ty hợp danh (Điều 18) cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Theo quy định mới tại Luật phá sản 2004 thì chủ nợ và người lao động khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không phải nộp kèm theo giấy tờ mà chỉ cần nộp đơn với đầy đủ các nội dung yêu cầu ở Khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 Luật phá sản. Theo quy định tại Điều 7 Luật phá sản doanh nghiệp 1993 thì các chủ nợ gửi đơn yêu cầu tuyên bố phá sản kèm theo đơn phải có giấy tờ , tài liệu chứng minh doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Quy định này là một trở ngại lớn đối với chủ nợ nếu muốn nộp đơn yêu cầu giải quyết phá sản. Vì việc tiếp cận và có được các giấy tờ liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mắc nợ là rất khó đối với các chủ nợ. Nhằm khắc phục hạn chế trên nên Luật phá sản 2004 đã đơn giản điều kiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tực phá sản với chủ nợ và người lao động.
Căn cứ theo khái niệm được quy định tại Điều 3 Luật phá sản 2004 thì: Doanh nghiệp khi rơi vào tình trạng phá sản tức là không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Như vậy, Luật phá sản 2004 cũng đã đưa ra những quy định trong vấn đề thanh toán các khoản nợ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 185
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 117
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 169
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 174
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 216
⬇ Lượt tải: 16