Mã tài liệu: 73881
Số trang: 103
Định dạng: docx
Dung lượng file: 701 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Đẩy mạnh xuất khẩu là một chủ trương kinh tế lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã được nhấn mạnh và khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX. Nhằm thực hiện chiến lược Ngoại thương là hướng ra xuất khẩu.
Là ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngành Giầy dép VIệt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đầy khích lệ và đã vươn lên trở thành một trong những nguồn doanh thu xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Trong 5 năm 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân về GTSXCN là 13,9%; kim ngạch xuất khẩu hàng Giầy dép đạt 11,24 tỷ USD, tốc độ tăng kim ngạch bình quân 15,5%/năm (nguồn Bộ Thương mại).
Với tiềm năng xuất khẩu lớn, thu hút nhiều lao động và là động lực phát triển cho một số ngành như chăn nuôi, sản xuất cao su, nhựa, hoá chất…, ngành công nghiệp Giầy dép Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Hơn nữa, do có khả năng thu hút vốn nhàn rỗi trong dân, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống, ngành công nghiệp này đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước. Cần nói thêm rằng sự phát triển của ngành công nghiệp Giầy dép Việt Nam hiện nay phù hợp với xu hướng chuyển dịch các trung tâm sản xuất giầy dép từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Việt nam đang tiến lên trên con đường hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, vì vậy ta có cơ hội thuận lợi để tiếp nhận xu hướng này.
Tuy nhiên, công nghiệp giầy dép Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng lớn đến sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Mặc dù tăng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam trong những năm qua cao hơn so với các nước trong khu vực, song về giá trị tuyệt đối thì con số này còn hết sức khiêm tốn. Và mặc dù có lợi thế so sánh về lao động dồi dào, có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, song kim ngạch xuất khẩu của ngành vẫn chưa tương xứng với năng lực sản xuất và tiềm năng phát triển trong nước.
Kết cấu đề tài:
Phần I: Sự cần thiết phải nâng cao khả năng xuất khẩu hàng Giầy dép của Việt Nam
Phần II: Thực trạng thị trường Giầy dép xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn
Phần III: Mục tiêu và các giải pháp để nâng cao khả năng xuất khẩu hàng Giầy dép của Việt Nam đến năm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 168
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 735
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16