Mã tài liệu: 70928
Số trang: 49
Định dạng: docx
Dung lượng file: 609 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra nhanh chóng trên thế giới. Có thể nói nền kinh tế của một quốc gia hội nhập vào nền kinh tế là một quá trình từng bước tự do hóa các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các thể chế kinh tế khu vực và thế giới, từng bước tháo gỡ những trói buộc và các rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh tế mới dựa trên nguyên tắc của thị trường, mở cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn. Giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan và các rào cản khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi thương mại giữa giữa quốc gia với quốc gia khác trên thế giới.Trong tình hình hiện nay để Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế thì cần phải có các định hướng và giải pháp phù hợp để đưa nền kinh tế phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới, trong đó có hàng nông sản.
Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, với tỉ lệ lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cao. Hàng năm đóng góp trong tổng thu nhập của quốc gia một lượng không nhỏ lượng, trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt nam đã có một số sản phẩm có vị thế cao trên thế giới như: Gạo, cà phê, hạt tiêu, chè…Và đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị xuất khẩu của hàng hóa Việt nam. Tuy nhiên, tỉ trọng phát triển của nông nghiệp hiện nay không bằng công nghiệp và dịch vụ nhưng quá trình toàn cầu hóa lại không bỏ qua một lĩnh vực nào, trong đó có nông nghiệp. Do vậychúng ta cần những giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trong lộ trình gia nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay, Việt nam có quan hệ với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong 6 năm (1996- 2002) đã kí thêm được 60 hiệp định thương mại với các nước, đặc biệt năm 2001 có thương mại Việt Nam – Hoa kì, đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ thương mại tự do với quốc gia có thị trường lớn nhất thế giới… Để đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tế song phương và đa phương; Việt Nam đã phát triển quan hệ đầu tư với gần 70 nước và lãnh thổ, gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia sáng lập diễn đàn Á-Âu (ASEM), gia nhập diễn đàn hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)… và đang đàm phán với các quốc gia để gia nhập WTO. Như vậy, hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng của Việt nam có cơ hội thâm nhập các thị trường lớn và khắt khe nhất trên thế giới. Để vượt qua thách thức đó con đường duy nhất là nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, nhưng yếu tố quyết định để quá trình hội nhập thành công chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, bài viết này đề cập đến vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết cấu đề tài:
Chương I. Bối cảnh chung của thị trường thế giới và tình hình cạnh tranh của hàng nông sản
Chương II. Thực trạng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới
Chương III. Định hướng và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 133
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 130
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16