Mã tài liệu: 30635
Số trang: 97
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,687 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Ngành dệt may là một trong những ngành thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong nhiều năm qua. Trên thị trường thế giới, Việt Nam là một trong số 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới. Mỗi năm hàng dệt may mang lại cho Việt Nam nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hàng hóa nói chung cũng như các sản phẩm dệt may của Việt Nam nói riêng có nhiều cơ hội xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc hàng hóa của Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều thách thức hơn, đặc biệt là sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn. Việc chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có xuất khẩu các sản phẩm dệt may. Việc bãi bỏ hiệp định đa biên (MFA) về hàng dệt may đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sau khi gia nhập WTO vẫn chưa đạt được mức tiềm năng như mong muốn, đặc biệt là sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Nguyên nhân là do đòi hỏi của thị trường thế giới ngày càng cao trong khi năng lực cạnh tranh hàng dệt may của Việt Nam vẫn còn thấp hơn các đối thủ. Vì vậy, Việt Nam cần phải có những chính sách cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may, đặc biệt là cần chú trọng hơn tới việc quảng bá các sản phẩm, thương hiệu dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua các hội chợ quốc
tế. Trong những năm gần đây, các hội chợ quốc tế giới thiệu hàng dệt may của Việt Nam về số lượng ngày càng gia tăng nhưng vẫn còn hạn chế về mặt chất lượng, đòi hỏi phải có sự thay đổi. Nếu không, hàng dệt may của Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh với hàng dệt may của các quốc gia trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn như hiện nay.
Đề tài được chia làm ba chương:
Chương 1: Giới thiệu về cơ sở thực tập và kinh nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng tổ chức các hội chợ quốc tế hàng dệt may Việt Nam
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các hội chợ quốc tế hàng dệt may Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 167
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16