Mã tài liệu: 125152
Số trang: 83
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế vận động tất yếu của nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng. Đó là sự vận dụng xu thế toàn cầu hóa kinh tế phục vụ yêu cầu chiến lược về kinh tế, chính trị và an ninh quốc gia. Ở nước ta, sau khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường (1986), mọi ngành nghề, lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội đều có sự chuyển đổi mạnh mẽ cho phù hợp với xu thế của thời đại. Ngành Hải quan cũng không nằm ngoài vòng quay đó. Trong suốt quá trình phát triển của mình, đặc biệt là khi đất nước đổi mới bước vào thời kỳ hội nhập hoạt động hải quan đã có những thay đổi rõ rệt góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Đó là sự thay đổi toàn diện từ cơ cấu đến hoạt động, những thủ tục hành chính cũng như cơ chế quản lý... ngày càng phù hợp với tình hình mới hiện nay. Sau khi Pháp lệnh Hải quan ra đời ngày 20/02/1990, nhất là sau khi Luật Hải quan ra đời ngày 12/07/2001 là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan với mục tiêu thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 1992 về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vào lĩnh vực công tác hải quan, nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ kinh tế xã hội liên quan đến hoạt động hải quan phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới, thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho hội nhập quốc tế đồng thời bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta vừa đón nhận những cơ hội mới để phát triển đồng thời cũng gặp phải nhiều thách thức. Môi trường thương mại quốc tế cũng có những chuyển biến mạnh mẽ về hoạt động mua bán, phương tiện vận tải, tốc độ giao dịch cũng như khối lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng. Áp lực của các cam kết quốc tế trong việc giảm thiểu sự can thiệp từ chính phủ khiến hải quan các nước phải tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế. Với vai trò là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước, là lực lượng biên phòng trên mặt trận kinh tế ngành hải quan góp phần tích cực vào việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế; giữ kỷ cương trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, đầu tư nước ngoài…
Kết cấu của đề tài:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hải quan
Chương 2. Thực trạng hoạt động hải quan Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động hải quan Việt Nam trong quá trình hội nhập
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16