Mã tài liệu: 33964
Số trang: 98
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,287 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Thủy sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Năm 2006 được đánh dấu bằng cột mốc mới về xuất khẩu thủy sản với việc đạt con số 3,4 tỷ USD, góp 8.6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Sang năm 2007, xuất khẩu thủy sản Việt Nam ở vị trí một trong mười nước có giá trị xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm bốn ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD của Việt Nam. Tới năm 2008, giá trị xuất khẩu đã tăng lên trên 4.5 tỉ USD, tăng 19.8% về giá trị so với năm 2007. Những con số đó đã nói lên rằng thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Ngành thủy sản đang trong quá trình đầu tư để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kể từ sau năm 1986, khi chính sách đổi mới của Đảng được thực hiện trong cả nước, thị trường thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Sự mở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói thị trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ các vùng diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn, phục vụ cho ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, Bộ thủy sản đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, khoa học công nghệ cũng như nguồn nhân lực để phát triển ngành thủy sản với tầm nhìn đến năm 2020.
Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng, và ngành thủy sản cũng là một trong những ngành gánh chịu hậu quả nặng nề. Trong bối cảnh suy thoái, các nước đã tận dụng triệt để hàng rào kĩ thuật gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2009, nước ta chỉ còn giữ được 122 thị trường xuất khẩu, giảm 37 thị trường so với năm 2008. Lần đầu tiên sau 10 năm, xuất khẩu thủy sản 2009 tăng trưởng âm. Hiện nay, kinh tế thế giới đang phục hồi tuy nhiên đây chỉ mới là những dấu hiệu ban đầu, cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới không phải là điều không thể có.
Bài làm bao gồm:
Chương I: Khái quát về tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu, thị trường thủy sản thế giới, và tổng quan về thủy sản Việt Nam trong thời gian qua
Chương II: Tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 256
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16