Mã tài liệu: 257039
Số trang: 97
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,238 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
LỜI MỞ ĐẨU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang hướng tới một quốc gia kinh tế biển. Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng biển đông với chỉ số biển khoảng 0.01, gấp 6 lần giá trị trung bình thế giới. Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng với trữ lượng, qui mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Kinh tế biển đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế nước nhà. Trong xây dựng và phát triển kinh tế biển, ngành công nghiệp đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản đóng vai trò quan trọng.
Thủy sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta. Năm 2006 được đánh dấu bằng cột mốc mới về xuất khẩu thủy sản với việc đạt con số 3,4 tỷ USD, góp 8.6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung cả nước. Sang năm 2007, xuất khẩu thủy sản Việt Nam ở vị trí một trong mười nước có giá trị xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm bốn ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD của Việt Nam. Tới năm 2008, giá trị xuất khẩu đã tăng lên trên 4.5 tỉ USD, tăng 19.8% về giá trị so với năm 2007. Những con số đó đã nói lên rằng thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Ngành thủy sản đang trong quá trình đầu tư để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kể từ sau năm 1986, khi chính sách đổi mới của Đảng được thực hiện trong cả nước, thị trường thủy sản được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Sự mở rộng thị trường đã kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói thị trường xuất khẩu thủy sản đã mở đường, hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ các vùng diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những vùng sản xuất nguyên liệu lớn, phục vụ cho ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu. Hiện nay, Bộ thủy sản đã có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật, khoa học công nghệ cũng như nguồn nhân lực để phát triển ngành thủy sản với tầm nhìn đến năm 2020.
Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng, và ngành thủy sản cũng là một trong những ngành gánh chịu hậu quả nặng nề. Trong bối cảnh suy thoái, các nước đã tận dụng triệt để hàng rào kĩ thuật gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2009, nước ta chỉ còn giữ được 122 thị trường xuất khẩu, giảm 37 thị trường so với năm 2008. Lần đầu tiên sau 10 năm, xuất khẩu thủy sản 2009 tăng trưởng âm. Hiện nay, kinh tế thế giới đang phục hồi tuy nhiên đây chỉ mới là những dấu hiệu ban đầu, cùng với sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới không phải là điều không thể có.
Với những lí do trên, người viết đã chọn thực hiện khóa luận với đề tài “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu”.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẨU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU 2008-2009, THỊ TRƯỜNG THỦY SẢN THẾ GIỚI VÀ TỔNG QUAN VỀ THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 5
1.1 Khái quát về tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu thời gian qua. 5
1.1.1 Tổng quan về suy giảm kinh tế trên thế giới 2008-2009. 5
1.1.2 Tác động của suy thoái tới kinh tế toàn cầu. 7
1.1.2.1 Tác động tiêu cực. 7
1.1.2.2 Tác động tích cực. 15
1.2 Sơ lược về thị trường thủy sản thế giới trong năm 2008-2009. 16
1.2.1 Kim ngạch thương mại thủy sản trên thế giới 16
1.2.2 Tình hình khai thác, nuôi trồng thủy sản. 17
1.2.3 Cơ cấu sản phẩm 19
1.2.4 Giá cả trên thị trường thủy sản thế giới 22
1.3 Thực trạng phát triển ngành thủy sản Việt Nam 23
1.3.1. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản. 23
1.3.1.1 Hệ sinh thái biển Việt Nam 23
1.3.1.2 Tiềm năng nguồn lợi thủy sản. 24
1.3.1.3 Nguồn nhân lực. 25
1.3.2 Thành tựu của ngành thủy sản và nguyên nhân đạt được. 25
1.3.2.1 Những thành tựu. 25
1.3.2.2. Những nguyên nhân đạt được các thành tựu. 31
1.3.3 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển. 35
1.3.3.1. Tồn tại, hạn chế. 35
1.3.3.2. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế. 36
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM . 41
2.1 Những yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua 41
2.1.1 Những yếu tố khách quan. 41
2.1.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế. 41
2.1.1.2 Môi trường kinh tế trong nước. 42
2.1.1.3 Tỉ giá hối đoái 43
2.1.1.4 Nguồn nguyên liệu trong nước. 44
2.1.2 Những yếu tố chủ quan. 44
2.1.2.1 Yếu tố từ ngành thủy sản: 44
2.1.2.2 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp: 44
2.1.2.3 Các yếu tố thuộc về sản phẩm: 44
2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua. 45
2.2.1 Nguồn hàng xuất khẩu. 45
2.2.1.1 Nguồn nguyên liệu. 45
2.2.1.1.1 Khai thác hải sản. 45
2.2.1.1.2 Nuôi trồng thủy sản. 46
2.2.1.1.3. Chế biến xuất khẩu thủy sản. 47
2.2.2 Kim ngạch, khối lượng thủy sản xuất khẩu. 48
2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. 48
2.2.4 Cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu. 51
2.2.5 Chất lượng và giá hàng thủy sản xuất khẩu. 56
2.2.5.1 Chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 56
2.2.5.2 Giá xuất khẩu. 57
2.3 Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đến hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam 58
2.3.1 Ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu thủy sản. 59
2.3.2 Ảnh hưởng đến khối lượng thủy sản xuất khẩu. 60
2.3.3 Ảnh hưởng đến giá hàng xuất khẩu. 62
2.3.3 Chính sách bảo hộ và rào cản thương mại 65
2.3.4 Ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam 66
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH SUY GIẢM KINH TẾ TOÀN CẦU 70
3.1 Thời cơ và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu. 70
3.1.1 Thách thức và khó khăn. 70
3.1.1.1 Môi trường kinh doanh quốc tế. 70
3.1.1.2 Môi trường kinh doanh trong nước. 71
3.1.1.3 Thách thức và khó khăn xuất phát từ bản thân ngành thủy sản. 72
3.1.2 Cơ hội 74
3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu 76
3.2.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước. 76
3.2.1.1 Giải pháp về tài chính: 76
3.2.1.2 Giải pháp về chính sách tài khóa. 78
3.2.1.3 Giải pháp về thị trường. 79
3.2.1.4 Cải thiện môi trường kinh doanh trong nước và cơ sở hạ tầng. 81
3.2.2 Giải pháp từ phía ngành thủy sản. 82
3.2.2.1 Đầu tư khoa học công nghệ vào nuôi trồng, chế biến thủy sản. 82
3.2.2.2 Đẩy mạnh đầu tư, kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra. 82
3.2.2.3 Tạo điều kiện ngành thủy sản thu hút vốn đầu tư: 83
3.2.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thủy sản. 83
3.2.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp. 84
3.2.3.1 Doanh nghiệp cần nghiên cứu và định hướng lại sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với bối cảnh thị trường thế giới, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. 84
3.2.3.2 Giải pháp về xâm nhập và phát triển thị trường. 87
3.2.3.3 Tăng cường liên kết hợp tác, mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh. 90
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16