Mã tài liệu: 214092
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 446 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 20 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã thu được những thành
tựu to lớn. Nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức và quốc gia trên thế giới đã
đánh giá cao những tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp Việt Nam - nhất là
việc giải quyết vấn đề lương thực. Có nhiều nguyên nhân tạo nên những
thắng lợi của nông nghiệp, trong đó, sự thay đổi cách thức quản lý nông
nghiệp của nhà nước được đánh giá là nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên,
nông nghiệp Việt Nam vẫn là ngành chậm phát triển. Năng suất, chất
lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của nông nghiệp còn thấp. Thực tiễn
các nước có ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế đã
tham gia WTO cho thấy, việc tham gia vào nền kinh tế thế giới, các nước
đang phát triển có nhiều cơ hội nhưng cũng đứng trước không ít thách
thức. Khu vực nông nghiệp được đánh giá là khu vực nhạy cảm trong thương
mại thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế về nông nghiệp có nghĩa là hàng nông
sản Việt Nam có thể bán ở nhiều quốc gia trên thế giới với "luật chơi"
chung, nhưng lãnh thổ Việt Nam cũng trở thành địa bàn, thành "chợ" để
bán hàng nông sản của nhiều quốc gia và các nước thành viên. Trong đó,
không ít nông sản cùng chủng loại với nông sản do Việt Nam sản xuất có
nguồn gốc xuất phát từ những nước có trình độ phát triển nông nghiệp
hàng hoá và tiềm lực ngân sách nhà nước lớn hơn Việt Nam rất nhiều.
Như vậy, vừa mới bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá với chủ
thể chính là 13,5 triệu hộ nông dân năng lực thấp, nông nghiệp Việt Nam
đang đứng trước những thách thức mới. Khắc phục những yếu kém, hạn
chế của nông nghiệp không đơn giản, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay, chắc chắn sẽ xuất hiện những vấn đề mới trong quản
lý nhà nước đối với nông nghiệp.
Chính vì vậy, "Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt
Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế" được nghiên cứu sinh chọn
làm để tài luận án tiến sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu quản lý nhà
nước về kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng và đề cập ở những góc độ
và phạm vi khác nhau, tác giả nghiên cứu về đổi mới quản lý nhà nước đối
với nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là công trình
nghiên cứu không bị trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích của luận án: Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu
kết hợp với khảo sát thực tiễn, mục đích của luận án là đi sâu đánh giá
thực trạng và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với ngành nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
* Nhiệm vụ của luận án:
- Nghiên cứu làm rõ những nhận thức lý luận về quản lý nhà nước đối
với nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam
trong quá trình đổi mới của đất nước.
- Luận án đưa ra một số quan điểm cơ bản và các giải pháp đổi mới
quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trước yêu cầu hội nhập.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với ngành nông
nghiệp (theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi).
Đề tài không tập trung phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển
nông nghiệp mà chủ yếu phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước
đối với ngành nông nghiệp và từ đó đưa ra kiến nghị và những giải pháp
đổi mới hoạt động quản lý nhà nước đối với nông nghiệp trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế.
Về thời gian nghiên cứu, lấy mốc từ năm 1986 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng phương pháp
nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin,
3 4
quan điểm của Đảng ta thể hiện trong các nghị quyết về đổi mới quản lý
nhà nước đối với nông nghiệp đồng thời sử dụng phương pháp phân tích
nguyên lý hệ thống, lý thuyết khoa học quản lý kinh tế, khoa học hành
chính, phương pháp phân tích thống kê, phân tích hoạt động kinh tế, kết
hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn, coi trọng tổng kết
thực tiễn để rút ra kết luận đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
Việt Nam trong xu thế hội nhập.
6. Những đóng góp của luận án
- Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
đi trước, luận án góp phần làm rõ những nhận thức lý luận về quản lý nhà
nước đối với nông nghiệp và nêu lên sự cần thiết đổi mới quản lý nhà
nước đối với nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Làm rõ sự cần thiết khách quan phát triển nông nghiệp hàng hóa đa
dạng, bền vững gắn với thị trường là cơ sở thực hiện mục tiêu nâng cao
mức sống của cư dân nông nghiệp, trong đó vai trò quản lý nhà nước đối
với nông nghiệp có ý nghĩa quyết định.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với nông nghiệp,
luận án chỉ ra những hạn chế của nó trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, đặc biệt là góp phần làm rõ nguyên nhân của những hạn chế đó để có
những giải pháp khắc phục.
- Dự báo những cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO của ngành
nông nghiệp Việt Nam, nêu lên những quan điểm cơ bản và một số giải
pháp chủ yếu mà nhà nước cần thực hiện đối với nông nghiệp Việt Nam
trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Luận án có ý nghĩa thực tiễn là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch
định chính sách, cũng như đối với người làm công tác nghiên cứu và giảng
dạy trong lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được trình bày trong 3 chương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 36
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 169
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 104
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 225
⬇ Lượt tải: 17