Mã tài liệu: 30433
Số trang: 52
Định dạng: docx
Dung lượng file: 387 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Việt Nam càng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây trên 8% (đứng thứ ba châu Á sau Trung Quốc và Ấn Độ), thu hút các nguồn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng kỷ lục, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tư. Trước những thành tựu đó, đã tạo ra rất nhiều cơ hội trong vấn đề giải quyết việc làm, không chỉ là vấn đề thu hút lao động tại chỗ, mà còn là di cư lao động ra các nước trên thế giới.
Lao động- việc làm là một trong những vấn đề kinh tế- xã hội quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát triển có hiệu quả của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển như nước ta thì vấn đề giải quyết việc làm ngày càng trở nên quan trọng và bức xúc. Với một nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động lại thấp (về trình độ chuyên môn, tác phong công việc). Được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền, vấn đề giải quyết việc làm đã được thực hiện trong “Chương trình quốc gia về việc làm”. Nhà nước tạo mọi cơ hội và môi trường bình đẳng để tạo việc làm và tự tạo việc làm; xây dựng chính sách, phát triển thị trường lao động trong và ngoài nước để người lao động chủ động tìm việc.
Là một tỉnh nằm ở miền Bắc Trung Bộ, Thanh Hoá có nhiều thế mạnh về địa lý, là đầu mối quan trọng trong trục hành lang Đông- Tây; cửa ngõ ra biển Đông và từ biển Đông vào đất liền của Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan. Người dân trong tỉnh rất chịu khó, sáng tạo, cần cù… Tuy vậy, Thanh Hoá vẫn là một tỉnh còn nhiều khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt, thường xuyên gánh chịu thiên tai, kinh tế phát triển chậm so với các vùng khác. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết thế mạnh của tỉnh. Vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy vai trò đầu tầu, chưa xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh của vùng, sức lan toả kém. Tỷ lệ hộ nghèo và trẻ em suy dinh dưỡng còn cao.
Thanh Hoá là tỉnh có dân số lớn thứ ba trong cả nước (3.727.206 người năm 2007), trong đó tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 55%, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, nội lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh hàng năm mới chỉ thu hút được 70% số lao động có nhu cầu việc làm, số còn lại ở trong tình trạng thất nghiệp hoặc di cư tự do tới các tỉnh khác trong cả nước.
Số lượng người di dân trong tỉnh ngày càng tăng, bao gồm cả nguồn di dân chính thức (xuất khẩu lao động và di dân theo chính sách của Nhà nước) và không chính thức (di dân tự do). Theo nghĩa tích cực, di dân là hình thức mà người lao động tự kiếm việc làm, với ý nghĩa này di dân đã giúp tỉnh giảm bớt áp lực trong vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, đã không ít những bất cập mà dòng người di dân tự do này gây ra: Khó khăn cho cả chính quyền địa phương nơi đi và nơi đến trong vấn đề quản lý nguồn dân cư này, tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, gây mất mỹ quan đường phố…
Do đó, nghiên cứu vấn đề di dân để thấy được mặt tích cực và tiêu cực, từ đó có hướng giải quyết đối với từng nguồn di dân này cho hợp lý là vấn đề quan trọng đối với tỉnh trong Chương trình giải quyết việc làm. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 968
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 70
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 16