Mã tài liệu: 126995
Số trang: 57
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế lao động
Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực là yê cầu tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. Nguồn nhân lực có chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế . Khi nghiên cứu lý thuyết của sự phát triển, một trong những vấn đề cơ bản nhất trong cấu trúc của nó là phát triển nguồn nhân lực, ở đó đặc biệt chú ý nguồn nhân lực trẻ, coi phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh cao nhất của quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Thực chất của phát triển nguồn nhân lực là phát triển con người, mà phát triển con người lại là trung tâm của sự phát triển. Vì vậy, chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là chiến lược của mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nghị quyết Đại đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: “Phát triển nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao” nhằm bảo đảm nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu sủa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thanh Hoá là một tỉnh đông dân với dân số trên 3,6 triệu người, nguồn lao động dồi dào (hơn 1,8 triệu người), nhưng chất lượng nguồn lao động còn thấp chưa đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. So với cả nước Thanh Hoá vẫn là một tỉnh nghèo, chậm phát triển, tài nguyên thiên nhiên tuy đa dạng nhưng không nhiều và khó khai thác, thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ còn lạc hậu, do đó phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội là rất quan trọng.
Trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV (năm 2001) đã ra phương hướng chung: Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tăng tốc độ phát triển, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực, phát huy nội lực, khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực, ưu tiên các ngành, các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững.
Căn cứ vào phương hướng nêu trên, tỉnh Thanh Hoá phải lấy việc phát huy nguồn lực, phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Chính vì vậy mà em chọn đề tài “Thực trạng và các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Thanh Hoá”. Để góp phần ý kiến của mình vào công cuộc phát triển nguồn nhân lực Thanh Hoá hiện nay.
Kết cấu đề tài:
Phần I: Những vấn đề lý luận chung
Phần II: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực
PhầnIII. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực của thanh hoá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 177
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 27
⬇ Lượt tải: 5
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 16