Mã tài liệu: 85187
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file: 711 Kb
Chuyên mục: Kinh tế lao động
cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài tại Việt Nam
Ở Việt Nam, 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động. Nhưng tổng số lao động nữ được trả lương chỉ chiếm 40% trong tổng số lao động được trả lương. Theo số liệu điều tra về Mức sống hộ gia đình toàn quốc năm 1998 (VHLSS 1998), phụ nữ ở tất cả các độ tuổi đều phải làm việc trong thời gian dài gấp đôi nam giới. Nhưng họ lại nhận được thù lao cho công việc rất thấp, số tiền trung bình mỗi tháng nhận được ít hơn 14% so với nam giới, tỷ lệ thu nhập của nữ/nam là 0,77 (năm 1993) và 0,82 (năm 1998).
Sự bất bình đẳng giới trong thu nhập cũng là do ảnh hưởng bởi quan niệm trọng nam khinh nữ. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng trọng nam kinh nữ nên bất bình đẳng giới trong thu nhập là điều dễ thấy được. Để giảm thiểu bất bình đẳng giới trong thu nhập nhiều năm qua Nhà nước ta đã có những chính sách nhằm bảo vệ và đảm bảo công bằng giữa lao động nam và nữ về cơ hội nghề nghiệp cũng như hưởng chế độ lao động, tuy nhiên hiệu quả trong công tác này còn rất hạn chế. Các cuộc điều tra các doanh nghiệp cho thấy, quan điểm chung của người sử dụng lao động đều không muốn thuê lao động nữ để giảm chi phí.
Tuy phụ nữ chiếm 52% lực lượng lao động, nhưng phụ nữ và nam giới vẫn tập trung ở những ngành nghề khác biệt nhau. Ở khu vực nông thôn, có khoảng 80% công việc thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, do đó sự lựa chọn nghề nghiệp là hạn chế, và sự phân biệt giới trong nghề nghiệp không nhiều. Ở khu vực đô thị thì phụ nữ tập trung rất nhiều vào buôn bán, dệt may, công sở Nhà nước và dịch vụ xã hội, còn nam giới lại chiếm ưu thế trong các ngành nghề có kỹ năng, tay nghề cao như: cơ khí, chế tạo. Theo số liệu điều tra, chỉ có 23% số phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế có công việc được trả lương so với 42% số nam giới. Mức lương trung bình một giờ của phụ nữ chỉ bằng 78% mức lương trung bình một giờ của nam giới.
Theo kết quả của những nghiên cứu gần đây cho thấy, sự khác nhau về thu nhập vẫn còn tồn tại, phụ nữ có thu nhập thấp hơn nam giới tồn tại trong mọi ngành nghề. Kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2002 cho thấy: thu nhập bình quân hàng tháng của phụ nữ chiếm 85% thu nhập của nam (tỷ lệ này ở khu vực nông nghiệp chỉ là 66% và ở khu vực công nghiệp là 78%). Trong khi sự bất bình đẳng về thu nhập trong lao động có thể phản ánh sự kết hợp của các yếu tố trong đó có sự khác nhau về trình độ văn hóa, chuyên môn, kinh nghiệm công tác và những nguyên nhân khác cùng với sự phân biệt đối xử. Lao động nữ chỉ được nhận 86% so với mức tiền lương cơ bản của nam giới. Tiền lương cơ bản của lao động nữ trong tổng thu nhập là (71%) thấp hơn so với nam giới (73%).
Việt Nam đã và đang trải qua những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Chúng ta vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức to lớn trong quá trình hội nhập. Việc nghiên cứu về bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam không chỉ giúp đánh giá mức độ của sự bất bình đẳng, xác định nguyên nhân mà còn gợi ý những kiến nghị giúp phân bổ tốt hơn các nguồn lực trong xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Mặt khác nghiên cứu về sự bất bình đẳng giới trong thu nhập trong thời gian qua - một thời kỳ quá độ về kinh tế và chịu ảnh hưởng lớn của quá trình hội nhập còn giúp trả lời câu hỏi khá thú vị, đó là mức độ bất bình đẳng giới đã gia tăng hay đã được cải thiện trong thời gian vừa qua? Hay nói cách khác: phụ nữ được hưởng lợi hơn hay chịu thiệt thòi hơn trong quá trình chuyển đổi kinh tế, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá?
Hiện nay có một vài nghiên cứu về vấn đề bất bình đẳng giới trong thu nhập ở Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung các nghiên cứu này không đánh giá được các yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng giới về thu nhập trong quá trình hội nhập và tự do hoá thương mại. Đặc biệt việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế đến bất bình đẳng giới còn yếu. Hơn nữa các nghiên cứu chưa đưa ra được gợi ý giải pháp trọng điểm.
Cấu trúc đề tài
Chương I. Tổng quan về thị trường lao động Việt Nam và một số khái niệm liên quan
Chương II. Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách tiền lương ở Việt Nam
Chương III. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng giới về thu nhập
Kết luận và một số kiến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 2290
⬇ Lượt tải: 22