Mã tài liệu: 231659
Số trang: 22
Định dạng: doc
Dung lượng file: 186 Kb
Chuyên mục: Kinh tế lao động
I/ NHỮNG NHẬN THỨC CHUNG VỀ BHXH
[FONT="]1. Sự cần thiết của hệ thống BHXH[FONT="]
ã Sự ra đời của hệ thống BHXH là một trong những sáng tạo sáng chói của loài người trong lịch sử phát triển xã hội.
ã BHXH nói lên thực tế rằng các công dân có thể gặp rủi ro do nền kinh tế mang lại như tình trạng thất nghiệp, ốm đau thai sản, tai nạn lao động do đó công dân cần đươc đảm bảo một mức độ an toàn nhất định để chống lại các rủi ro trên.
Như vậy BHXH ra đời là nhằm để bù đắp những rủi ro mà người lao động có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày.
[FONT="]2. Các khái niệm về BHXH[FONT="]
Thuật ngữ “ bảo hiểm xã hội “ lần đầu tiên chính thức được sử dụng làm tiêu đề cho một văn bản pháp luật 1935 ( luật bảo hiểm xã hội 1935 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ).
Thuật ngữ “ bảo hiểm xã hội “ được hiểu không giống nhau giữa các nước về mức độ và phạm vi rộng hẹp của nó :
v Theo D.Pieters bảo hiểm xã hội được hiểu với tư cách là một tổ chức được hình thành với mục đích hỗ tương giữa người với người để đối phó sự thiếu hụt thu nhập hoặc những tổn thất cụ thể khác.
v Theo Sinfield thì nghị BHXH nên được định nghĩa là một cơ chế đảm bảo an toàn toàn diện cho con người chống lại sự mất mát về vật chất. Quan điểm của Berghman cũng tương tự như thế.
v Theo Giancalo Pereno BHXH là một hệ thống bao gồm các lợi ích dịch vụ đảm bảo cho công dân khi cần thiết.
Theo khoản 1 điều 3 luật BHXH: “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hết tuổi lao động hoặc chết,trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH “
[FONT="]3. Mục đích của BHXH[FONT="]
ã Tạo cho cá nhân và gia đình họ một niềm tin vững chắc mức sống và điều kiện sống của họ trong một chừng mực nhất định không bị suy giảm đáng kể bởi bất kỳ hậu quả nào.
ã Đáp ứng nhu cầu, mong ước của loài người muốn được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
Khoản 1 điều 140 Luật lao động VN :“ Nhà nước quy định chính sách BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất , chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp lao động ốm đau, thai sản ”
[FONT="]4. Lịch sử ra đời của chương trình BHXH[FONT="]
Ra đời đầu tiên ở nước Đức dưới thời thủ tướng Otto von Bismarck. Ngay sau đó, mẫu hình BHXH của Đức được nhiều nước khác áp dụng, trong đó phải kể đến Áo và Hunggari. Tuy nhiên, không phải mô hình này được chấp nhận ngay, Châu Âu diễn ra nhiều cuộc thảo luận, tranh cãi về vấn đề này. Anh quốc chấp nhận chương trình BHXH năm 1911.
Sau năm 1920, chương trình BHXH nhanh chóng được áp dụng hầu hết ở các nươc châu Âu và Tây bán cầu
Đặc biệt, giai đoạn sau thế chiến thứ hai hệ thống BHXH bắt buộc được Chính phủ nhiều nước quan tâm.
[FONT="]5/ Các nguyên tắc Bảo hiểm xã hội.[FONT="]
[FONT="]5.1. Nhà nước thống nhất quản lí.[FONT="]
Nhà nước là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý toàn bộ sự nghiệp BHXH thông qua ban hành các qui định pháp luật về BHXH và kiểm tra việc thực hiện các qui định đó.
Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ quỹ BHXH và trong trường hợp cần thiết Nhà nước có biện pháp để bảo toàn giá trị quỹ,đảm bảo sự an tâm về tài chính cho quỹ BHXH
[FONT="]5.2. [FONT="]Thực hiện BHXH dựa trên cơ sở phân phối theo lao động, lấy số đông bù số ít[FONT="]
Thông qua sự đóng góp của người lao động cho xã hội qui định mức trợ cấp và độ dài thời gian hưởng trợ cấp phù hợp.
Đây là nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm, tức là dung rủi ro mà nhiều người có thể gặp phải với số ít người gặp phải rủi ro.
[FONT="]5.[FONT="]3.Thực hiện BHXH cho mọi trường hợp giảm hoặc mất khả năng lao động và cho mọi người lao động.[FONT="]
Đảm bảo cho người lao động dù làm trong thành phần kinh tế nào đều được hưởng quyền lợi BHXH. Đây là ý nghĩa quan trọng của BHXH, thực hiện được mục đích chính của BHXH là chăm lo cho người lao động trong trường hợp họ gặp phải những rủi ro mà đã nhìn thấy được.
[FONT="]5.[FONT="]4.Mức BHXH[FONT="]
Mức BHXH không được cao hơn mức tiền lương khi đang làm việc và trong một số trường hợp không được thấp hơn mức trợ cấp BHXH tối thiểu và phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân. Điều này giúp cho mọi người lao động đều có thể tham gia BHXH, thể hiện được tinh thần và ý nghĩa của BHXH
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem