Mã tài liệu: 294090
Số trang: 75
Định dạng: rar
Dung lượng file: 478 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hóa, việc người lao động ra nước ngoài làm việc theo một tổ chức hay cá nhân tự tìm kiếm việc làm là hiện tượng phổ biến như một tất yếu của xã hội. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực hoạt động đem lại lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng cho nhiều quốc gia. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giải quyết vấn đề việc làm và thất nghiệp đang là một bài toán hóc búa đối với các nền kinh tế. Vì vậy tìm kiếm mọi biện pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm nói chung, xuất khẩu lao động nói riêng đều đang được Chính phủ các nước đang phát triển chú trọng.
Ở Việt Nam với số dân gần 80 triệu người, trong đó lực lượng lao động chiếm 60%, tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 6,3%( năm 2001) lực lượng lao động thì sức ép của tình trạng thiếu việc làm vẫn rất lớn. Chương trình quốc gia giải quyết việc làm đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt theo quyết định số 126/QĐ ngày 11/7/1998, đi liền với nó là việc bổ xung nguồn vốn cho quỹ quốc gia về việc làm . Điều này thể hiện cố gắng rất lớn của Việt Nam trong việc thực hiện tuyên bố và chương trình hành động của hội nghị thượng đỉnh thế giới về "Phát triển xã hội" họp tại Copenhagen-Đan Mạch (3-1995).
Xuất phát từ chủ trương đó, Chính phủ đã có những đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong vấn đề giải quyết việc làm, từ đó đã có những định hướng đúng đắn:"Đẩy mạnh dịch vụ XKLĐ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác với sự tham gia của các thành phần kinh tế". Thực tiễn một vài năm gần đây lĩnh vực XKLĐ đã góp phần đáng kể trong vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động, tạo sự ổn định cho xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, tăng thu nhập cho người lao động và gia đình họ, XKLĐ đã đứng vào hàng " Câu lạc bộ những mũi nhọn xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD/năm trở lên".
Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ, hoạt động XKLĐ của ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được khắc phục để lĩnh vực này phát huy hơn nữa thế mạnh sẵn có của đất nước.
Đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động XKLĐ trên cả hai khía cạnh Kinh tế - Văn hoá, xã hội nên việc nghiên cứu thực trạng và đề ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động này là việc làm hết sức cần thiết. Vì những lý do đó cho nên khi được sự đồng ý của các thầy, các cô trong khoa Kinh tế ngoại thương - Đại học Ngoại thương Hà nội, tôi đã chọn lĩnh vực này làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
Do mọi hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đều có liên quan đến con người vì vậy rất phức tạp và nhạy cảm, đây đồng thời cũng là một đề tài rất rộng. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và khuôn khổ bài viết nên khoá luận này chỉ đi vào 3 vấn đề chính theo từng chương cụ thể sau:
*Tên đề tài: Xuất khẩu lao động Việt Nam- Thực trạng và triển vọng đến 2010.
+ Chương I : Cơ sở lý luận của hoạt động xuất khẩu lao động.
+ Chương II : Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây.
+ Chương III : Định hướng và triển vọng xuất khẩu lao động Việt Nam giai đoạn từ 2003 - 2010.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Ngoài phần lý thuyết, khoá luận chủ yếu đi sâu vào thực trạng của ngành từ đó tìm ra những yếu kém và đề xuất những giải pháp.
+ Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của khoá luận được tổng hợp từ nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp tổng hợp và phân tích; Phương pháp thống kê và so sánh...kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm
1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động
1.2.1. Chia theo hàng hóa sức lao động
1.2.2. Chia theo cách thức thực hiện
1.2.3. Các hình thức XKLĐ mà nước ta đã sử dụng
1.3. Những đặc điểm của XKLĐ và thị trường thế giới về xuất khẩu lao động
1.3.1. Đặc điểm của hoạt động XKLĐ
1.3.2. Đặc điểm của thị trường Thế giới về xuất khẩu lao động
1.4. Những lợi ích về kinh tế và xã hội của việc XKLĐ
1.4.1. Lợi ích về mặt kinh tế
1.4.2. Lợi ích xã hội
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi ích của hoạt động XKLĐ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1990 TRỞ LẠI ĐÂY
2.1. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ
2.1.1. Khái quát về lực lượng lao động Việt Nam
2.1.2. Thất nghiệp, việc làm và tầm quan trọng của công tác XKLĐ
2.1.3. Chủ trương và chính sách của Việt Nam về XKLĐ
2.2. Thực trạng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 1990 trở lại đây
2.2.1. Những động thái hoạt động XKLĐ của Việt Nam
2.2.2. Cơ cấu XKLĐ theo ngành
2.2.3. Cơ cấu XKLĐ theo các thị trường xuất khẩu
2.3. Đánh giá chung về hoạt động XKLĐ Việt Nam từ 1990 đến nay
2.3.1. Những thành công
2.3.2. Những hạn chế
2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực về XKLĐ
2.4.1. Đặc điểm một số thị trường lao động tiêu biểu của một số quốc
gia trong khu vực
24.2. Thực trạng và kinh nghiệm XKLĐ của một số nước trong khu vực
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2003 ĐẾN 2010
3.1. Định hướng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn từ 2003 đến 2010
3.1.1. Định hướng chung
3.1.2. Định hướng cụ thể
3.2. Triển vọng XKLĐ của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010
3.2.1. Triển vọng về nguồn lao động
3.2.2. Triển vọng về thị trường XKLĐ của Việt Nam
3.3. Những giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam
3.2.1. Sửa đổi, bổ xung cơ chế quản lý
3.2.2. Các giải pháp về chính sách
3.2.3. Các giải pháp về tổ chức quản lý
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 1299
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 1845
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16