Mã tài liệu: 208195
Số trang: 104
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 873 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
Thương trường là chiến trường, các doanh nghiệp chỉ có một con đường duy nhất là cạnh tranh để tồn tại, để vươn lên hoặc là chết. Đã qua từ rất lâu rồi thời của nhu cầu ăn chắc mặc bền, càng ngày nhu cầu của con người càng nâng cao theo nấc trên của tháp nhu cầu đòi hỏi các giá trị văn hoá, thẩm mỹ, phi vật chất chiếm tỷ trọng cao hơn và đòi hỏi phải nhìn nhận khái niệm sản phẩm (product concept) ở các cấp độ cao hơn. Hơn thế, khi chất lượng đạt dần đến một độ ổn định, vấn đề cạnh tranh về chất lượng không còn là ưu tiên số một mà là cạnh tranh về thương hiệu, giá, dịch vụ hậu mãi và phân phối sản phẩm.
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trò vô cùng quan trọng của thương hiệu, đã chú trọng đầu tư, quảng bá thương hiệu và đã gặt hái được những thành công to lớn thì chỉ một hai năm trở lại đây, sau hàng loạt vụ thương hiệu Việt Nam bị xâm phạm ở trong nước cũng như nước ngoài, các doanh nghiệp mới giật mình biết đến một vấn đề cũng quan trọng không kém chất lượng, đó là thương hiệu. Vấn đề thương hiệu thật sự là vấn đề sống còn, vô cùng cấp bách và bức xúc đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Chúng ta đã chịu quá nhiêù thiệt thòi, mất mát do bỏ qua vấn đề thương hiệu và hậu quả sẽ còn trầm trọng hơn nhiều nếu ngay từ bây giờ chúng ta không nỗ lực xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Chúng ta không thể chậm trễ thêm một phút nào nữa nếu không muốn thất bại trong cuộc cạnh tranh này càng khốc liệt trên thương trường.
Tuy nhiên đúng như một chuyên gia kinh tế đã ví von, trong cuộc chiến này, chúng ta như những anh nông dân chơi chung với các nhà quý tộc (các doanh nghiệp nước ngoài). Cả các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước bao bỡ ngỡ, khó khăn do thiếu kiến thức, kinh nghiệm, kinh phí .
Chính vì vấn đề thương hiệu trở nên bức xúc như vậy nên tôi đã chọn đề tài “Vấn đề thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay” để viết khoá luận tốt nghiệp nhằm đi sâu tìm hiểu về thương hiệu, về tình trạng xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam với những tồn tại, khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan từ đó đề xuất một vài giải pháp cho vấn đề này. Những nội dung đó được trình bày trong ba chương:
Chương I: Lý luận chung về thương hiệu và nguồn pháp luật điều chỉnh về thương hiệu.
Chương II: Thực trạng vấn đề thương hiệu ở Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp về vấn đề thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giớ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16