Mã tài liệu: 216634
Số trang: 85
Định dạng: doc
Dung lượng file: 333 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Tổng quan về pháp luật giải quyết
tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay
I. Khái niệm tranh chấp kinh tế và tố tụng kinh tế
1. Khái niệm tranh chấp kinh tế:
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Mục đích tìm kiếm lợi nhuận chẳng những là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình mở rộng các giao lưu kinh tế, mà còn là lý do tồn tại của các chủ thể kinh tế.
Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế và dưới sự tác động trực tiếp của quy luật cạnh tranh, tranh chấp kinh tế cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt, phức tạp hơn về tính chất và quy mô. Chính vì vậy, việc áp dụng hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp, có hiệu quả là một đòi hỏi khách quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo đảm nguyên tắc pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, thông qua đó góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.
Tranh chấp kinh tế là tranh chấp biểu hiện những mâu thuẫn hay xung đột về quyền, nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Như vậy tranh chấp kinh tế có thể phát sinh trong cả quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, dù tồn tại dưới hình thức nào và có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng đặc trưng chung của tranh chấp kinh tế là luôn gắn liền với hoạt động kinh tế và chủ thể tham gia chủ yếu là các nhà doanh nghiệp. Về bản chất, mỗi tranh chấp xét cho cùng đều phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên
Tranh chấp kinh tế khác với tranh chấp dân sự ở một số điểm sau:
ã Tranh chấp kinh tế thường chỉ gắn liền với những yếu tố tài sản, những lợi ích của các bên có tranh chấp và chỉ phát sinh từ các quan hệ vì mục đích kinh doanh, các tranh chấp dân sự vừa mang tính chất tài sản, tính chất nhân thân phi tài sản.
ã Giá trị tranh chấp kinh tế thường rất lớn, các tranh chấp kinh tế thường làm ảnh hưởng kinh tế không những cho bên cùng tranh chấp mà còn làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của cả cộng đồng kinh doanh nữa. Do đó, tranh chấp kinh tế thường có tính nguy hiểm hơn tranh chấp dân sự.
ã Bên bị vi phạm trong quan hệ kinh tế không những được bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại xảy ra) giống như bên bị vi phạm trong quan hệ luật dân sự mà có quyền đòi hỏi phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.
ã Chủ thể trong quan hệ có tranh chấp kinh tế chủ yếu là chủ thể kinh doanh khi tham gia quan hệ kinh doanh hoặc nếu không trực tiếp kinh doanh thì ít nhất họ là những người tiến hành hành vi đầu tư vốn nhằm mục đích kinh doanh sinh lời. Trong khi đó tranh chấp dân sự chủ yếu phát sinh từ các chủ thể không tham gia kinh doanh.
Tranh chấp kinh tế gồm các loại sau:
ã Tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.
ã Tranh chấp giữa Công ty với thành viên Công ty hoặc giữa thành viên Công ty với nhau liên quan đến việc thiết lập hoạt động hoặc giải thể công ty.
ã Tranh chấp đến việc mua bán chứng khoán (Cổ phiếu, Trái phiếu);
ã Và các tranh chấp kinh tế khác theo qui định của pháp luật;
Trong điều kiện kinh tế thị trường sự đa dạng về đối tượng cũng như sự xuất hiện của các thị trường yếu tố phi truyền thống đã làm phát sinh nhiều tranh chấp mới như tranh chấp về thương hiệu, Ly- xăng, tranh chấp về quảng cáo .
Những tranh chấp kinh tế xảy ra mà được cơ quan toà án có thẩm quyền giải quyết theo một trình tự thủ tục nguyên tắc nhất định thì được gọi là "Vụ án kinh tế"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 17