Mã tài liệu: 133850
Số trang: 29
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Sự phát triển kinh tế đối ngoại nước ta trong thời gian vừa qua đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Nước ta đã đã đạt được nhiều thành tựu cả về tăng trưởng xuất nhập khẩu, thu hút vốn nước ngoài và phát triển du lịch. Tuy nhiên còn rất nhiều vấn đề nan giải mà chúng ta phải quan tâm.
Thứ nhất là thực trạng
Kinh tế đối ngoại đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong cả thập kỷ 90, mặc dù có sự giảm sút tốc độ từ năm 1999
Lý do cho sự tăng tưởng cao của các lĩnh vực kinh tế đối ngoai trên có thể là tương đối rõ, những lý do cho sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đối ngoại trong những năm gần đây còn có thể có những ý kiến khác nhau. Đóng là có lý do khách quan do suy giảm kinh tế toàn cầu và khu vực, do giá hàng xuất khẩu của ta giảm nghiêm trọng... Tuy nhiên, Trung quốc cũng chịu tác động bởi những hoàn cảnh khách quan bên ngoài như nước ta nhưng cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào Trung Quốc trong vài năm nay vẫn có mức tăng trưởng cao. Do vậy, việc giảm tăng trưởng của cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào nước ta trong thời gian qua không chỉ do nguyên nhân khách quan, mà có thể lại do những nguyên nhân chủ quan là chính
Trước hết, đó là tình trạng bảo hệ mậu dịch không giảm đáng kể mà còn gia tăng.
Mức thuế suất nhập khẩu bình quân đã được giảm từ trên 16% xuống còn trên 13% trong thời gian 1996 - 1998, nhưng đã tănglên tới 16% vào năm 1001. khung thuế nhiều và nhiều mặt hàng nhập khẩu còn chịu mức thuế cao; chỉ có 20% số dòng thuế được áp dụng mức thuế 5%. Việc hoàn thuế cho các hàng hoá nhập để xuất có quá nhiều thủ tục phức tạp phiền hà và kém hiệu lực. Các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ mậu dịch vẫn còn được áp dụng đối với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự quản lý của các bộ chuyên ngành. Hàng rào bảo hộ mậu dịch cao này tưởng như chỉ có tác dụng ngăn chặn các dòng hàng nhập khẩu, nhưng trên thực tế chúng đã tác động tiêu cực tới toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì khi đánh thuế cao vào các hàng hoá nhập khẩu, giá bán của chúng và các hàng hoá liên quan ở trong nước đã tăng lên. Các nhà xuất khẩu phải sử dụng các hàng hoá giá cao này, công nhân viên của họ cũng phải tiêu dùng các hàng hoá nhập khẩu giá cao, mà mức cao giá này ước tính vào khoảng 20 - 100% tuỳ theo mặt hàng. Do vậy đã đẩy chi phí của các hàng xuất khẩu tăng lên, giảm khả năng cạnh tranh của chúng và tác động xuấu đến xuất khẩu. Hàng rào bảo hộ mậu dịch cao chỉ khuyến khích sản xuất thay thế nhập khẩu, FDI cũng tự nhiên phải theo hướng này, trong khi thị trường nội địa của ta nhỏ bé và ngày càng bão hoà, do vậy FDI không tăng lên được và thậm chí đã chậm lại. Hàng rào bảo hộ còn ảnh hưởng xấu tới cả du lịch, vì giá cả tiêu dùng ở Việt nam cao, không hấp dẫn khách du lịch.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16