Mã tài liệu: 263703
Số trang: 53
Định dạng: zip
Dung lượng file: 333 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI NÓI ĐẦU
Việc thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã đưa nền kinh tế nước ta sang trang mới, tăng trưởng kinh tế trung bình 7%/năm, chính trị ổn định và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa có thêm nhiều cơ hội vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, thị trường của doanh nghiệp biến đổi liên tục và phức tạp. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo tìm ra cho mình giải pháp riêng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
Thúc đẩy tiêu thụ, mở rộng thị trường là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh, phát huy các thế mạnh của mình, thích ứng với thị trường, đồng thời tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo an toàn và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Ngành may mặc ở nước ta hiện nay là một trong những ngành mũi nhọn, phát triển nhanh lại có sự cạnh tranh gay gắt. Công ty May Thăng Long là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên ở nước ta ra đời vào năm 1958. Cùng với sự đổi mới nền kinh tế, công ty đã nhanh chóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất và không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong đó, hàng may mặc xuất khẩu là mặt hàng chủ lực của công ty. Tuy nhiên, hiện nay do sự biến động từ thị trường xuất khẩu và hình thức sản xuất kinh doanh theo phương thức gia công không đem lại nhiều lợi nhuận đã gây ra cho công ty một số khó khăn. Trong khi đó, thị trường may mặc nội địa là thị trường đầy tiềm năng với những đặc điểm và điều kiện hết sức thuận lợi lại chưa được công ty quan tâm đúng mức.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa, trong những năm gần đây, công ty May Thăng Long đã có những bước tiến đột phá trong việc xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công ty vẫn còn gặp không ít vướng mắc khó khăn.
Sau thời gian học tập và tìm hiểu tại công ty May Thăng Long, với mục đích củng cố và hệ thống hoá các kiến thức đã được học, áp dụng chúng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long”.
Chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận còn gồm
Phần I: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long.
PhầnII: Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 674
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16