Mã tài liệu: 263833
Số trang: 56
Định dạng: zip
Dung lượng file: 454 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 20 năm Đảng và Nhà nước thực hiện đổi mới, trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu của nước ta luôn tăng trưởng, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển Kinh tế – Xã hội đất nước. Hơn nữa, hoạt động xuất khẩu giúp nâng cao uy tín của hàng Việt Nam, đưa Việt Nam đến với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài. Hiện nay chúng ta có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu và có tiềm năng xuất khẩu, trong đó hàng dệt may luôn được xác định là một trong những mặt hàng quan trọng. Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn về mặt chính trị – xã hội. Đó là vì đặc thù của ngành dệt may sử dụng nhiều lao động, liên quan chặt chẽ với nhiều ngành khác và khi ngành dệt may phát triển sẽ giúp giải quyết vấn đề công ăn việc làm, thúc đẩy nhiều ngành nghề khác phát triển.
Công ty may Thăng Long mà tiền thân là Xí nghiệp may mặc xuất khẩu, được thành lập từ năm 1958 với nhiệm vụ gia công may mặc để xuất khẩu là chủ yếu. Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, đơn vị đã có những bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một trong những đơn vị đi đầu trong hoạt động gia công và xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam. Trong những năm qua, doanh thu xuất khẩu cũng như doanh thu nội địa của Công ty may Thăng Long luôn tăng, thị trường luôn được mở rộng. Đó là do công ty đã tận dụng được những lợi thế của mình, định vị thị trường đúng và có chiến lược kinh doanh hợp lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế, hoạt động xuất khẩu có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn mới. Thị trường mở rộng, khách hàng đa dạng nhưng cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt hơn. Chính vì vậy việc tìm kiếm giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là các giải pháp chú trọng đến tìm kiếm thị trường mới luôn là việc làm thường xuyên và bắt buộc.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu ở Công ty may Thăng Long em thấy hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu là sang thị trường Mỹ (chiếm khoảng 80% doanh thu xuất khẩu) trong khi thị trường Mỹ đã áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, lợi nhuận của Công ty may Thăng Long chủ yếu do hoạt động gia công mang lại, việc xuất khẩu theo hình thức bán đứt vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Với những lý do như vậy, em đã chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở Công ty may Thăng Long sang thị trường Mỹ” làm chuyên đề tốt nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16