Mã tài liệu: 295989
Số trang: 2
Định dạng: rar
Dung lượng file: 42 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 4
I. Những nội dung cơ bản về thương mại điện tử 4
1. Thương mại điện tử là gì? 4
1.1. Số hoá và nền kinh tế số hoá 4
1.2. Khái niệm Thương mại điện tử 5
1.3. Các phương tiện kỹ thuật của TMĐT 6
1.4. Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT 8
2. Những lợi ích chính của thương mại điện tử 10
2.1. Phát triển "hệ thống thần kinh" của nền kinh tế 10
2.2. Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng 11
2.3. Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường và thay đổi cấu trúc thị trường 13
2.4. Thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận "nền kinh tế số hóa" 15
II. Khái quát về WTO và thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO 15
1. Quá trình hình thành và phát triển của WTO 15
1.1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của WTO 15
1.2. Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO. 21
2. Những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại thế giới theo quy định của WTO 24
3. Thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO 27
CHƯƠNG II PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KHUÔN KHỔ WTO 30
I. Phát triển thương mại điện tử toàn cầu 30
1. Thương mại điện tử thúc đẩy thương mại quốc tế 30
2. Thách thức của TMĐT và các nỗ lực tiếp cận TMĐT ở cấp độ toàn cầu 31
2.1. Nước Mỹ 32
2.2. Liên minh Châu Âu (EU: European Union) 34
2.3. Các tổ chức khu vực 35
2.4. Các tổ chức quốc tế 37
II. Thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO 38
1. Vai trò của WTO trong TMĐT toàn cầu 38
2. Quá trình đưa TMĐT vào chương trình nghị sự của WTO 39
3. Các vấn đề đặt ra 41
3.1. Lập trường về thương mại điện tử trong các cuộc thảo luận của WTO 41
3.2 GATT hay GATS 42
3.3. Đánh thuế giao dịch TMĐT (thuế nội địa) 45
3.4. Mở cửa thị trường công nghệ thông tin 48
3.5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) 48
III. Nhận xét chung về khuôn khổ thể chế cho thương mại điện tử trong WTO 52
CHƯƠNG III THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ GIẢI PHÁP HỘI NHẬP TMĐT TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM 54
I. Thương mại điện tử tại các nước đang phát triển trong khuôn khổ WTO 54
1. Một vài nét về các thành viên đang phát triển trong khuôn khổ WTO 54
2. Thương mại điện tử tại các thành viên đang phát triển trong WTO 60
2.1. Lợi ích tiềm năng của thương mại điện tử với các thành viên đang phát triển 60
2.2. Thách thức với các thành viên đang phát triển trong thương mại điện tử 62
2.3. Vài nét về chính sách phát triển TMĐT tại các nước thành viên 70
II. Giải pháp hội nhập TMĐT toàn cầu trong khuôn khổ WTO của Việt nam 71
1. Tính tất yếu phát triển TMĐT tại Việt Nam 71
2. Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO- tiền đề để hội nhập thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO 74
3. Những giải pháp hội nhập TMĐT trong khuôn khổ WTO 77
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hoá luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất và từ đó quyết định phương thức sản xuất mới. 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ XIV, XV không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột (mouse click). Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hoá, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt xã hội loài người từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội. Nghiên cứu, dự đoán nhằm mục đích tìm kiếm các phương thức thích ứng với những tác động từ diễn biến chóng mặt của quá trình toàn cầu hoá nói chung và của hệ thống thông tin toàn cầu nói riêng trở thành một đòi hỏi bức thiết của mọi quốc gia để tồn tại và phát triển.
Từ quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy được những tác động quyết định, thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của nền kinh tế trực tuyến (online economy), trong đó con người cũng như phương tiện sản xuất và sản phẩm hàng hóa, đều có thể liên lạc trực tiếp với nhau, và liên tục, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hoá, dịch vụ trong không gian không có biên giới hay thương mại điện tử mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Thương mại điện tử do vậy được nhìn nhận như một lực lượng thúc đẩy tự do hoá thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, chính tính chất phi biên giới ấy của thương mại điện tử lại đặt ra những yêu cầu điều chỉnh mới đối với những khuôn khổ thương mại quốc tế hiện tại (trong tổ chức thương mại thế giới WTO) cũng như chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại nói riêng của từng nước. Những điều chỉnh đó đến lượt mình lại tác động trực tiếp đến sự phát triển của thương mại điện tử và viễn cảnh kinh tế quốc gia và toàn cầu cũng như quan hệ giữa các quốc gia trong những năm tới. Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển nhìn thấy ở thương mại điện tử cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, về tri thức và đặc biệt là những thách thức đến từ những đề xuất thương mại điện tử toàn cầu của các nước phát triển, trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới, đồng thời đối phó hiệu quả với những nguy cơ đến từ quá trình đó.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của các vấn đề nêu, trên đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam”. Khoá luận được kết cấu làm 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử và tổ chức thương mại thế giói.
- Chương II: Phát triển thương mại điện tử toàn cầu và thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO
- Chương III: Thương mại điện tử tại các nước đang phát triển trong khuôn khổ WTO & giải pháp hội nhập thương mại điện tử toàn cầu của Việt Nam.
Thương mại điện tử là lĩnh vực khá mới mẻ do đó việc dự đoán trước nó sẽ phát triển như thế nào là điều khó khăn cộng thêm khả năng và kiến thức còn hạn chế vì vậy em rất mong có sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy Nguyễn Quang Hiệp, giảng viên khoa kinh tế ngoại thương trường Đại Học Ngoại Thương – người đã trực tiếp hướng dẫn em viết bài khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã giúp đỡ và chia sẻ với em những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 1183
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 252
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16