Mã tài liệu: 209677
Số trang: 111
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,195 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký ngày 13/07/2000 và chính thức có hiệu lực hoàn toàn và vô điều kiện vào ngày 10/12/2001. Sự kiện này cho thấy quá trình bình thường hoá quan hệ chính thức giữa Việt Nam và Mỹ đã được thực hiện đầy đủ hơn. Hiệp định này cũng hứa hẹn nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và mở rộng quan hệ với thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ với dân số khoảng 281 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội là trên 10 ngàn tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm khoảng 25% GDP và là nước xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới. Một thị trường tiềm năng như vậy quả là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Hiệp định cũng là cầu nối, là cánh cửa quan trọng của Việt Nam mở ra thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang củng cố và mở rộng thị trường ở khu vực Đông NAm á cũng như đang ráo riết cạnh tranh với nước láng giềng Trung Quốc.
Tuy nhiên việc thực hiện hiệp định này không phải là con đường thông suốt. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thâm nhập thị trường Mỹ. Đó có thể là hệ thống luật pháp phức tạp và cồng kềnh của Mỹ, là tập quán và văn hoá kinh doanh khác biệt so với Việt Nam, cũng có thể là những yêu cầu đòi hỏi cao về hàng hoá xuất khẩu trong khi khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) thì quá yếu ớt. Đấy là chưa tính đến các DNVN còn phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh khác trên thị trường Mỹ. Rõ ràng là cho dù thị trường Mỹ sẽ mở nhưng không phải tự nhiên hàng hoá của Việt Nam có thể xâm nhập nếu như các doanh nghiệp không chủ động tích cực tiếp cận.
Như vậy, có thể thấy hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ đã đem đến cho các DNVN cả những thời cơ và thách thức. Do đó, việc nghiên cứu những biện pháp để tận dụng những thời cơ và vượt qua những thách thức trên là một vấn đề quan trọng và rất cấp thiết.
ý thức được điều đó và cũng cùng với mong muốn áp dụng những kiến thức lý luận đã học để giải quyết một vấn đề thực tế đặt ra trong hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước trong khoá luận của mình, em đã lựa chọn vấn đề : “Tăng cường khai thác thị trường Mỹ sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ được kí kết” làm đề tài khoá luận.
2. Kết cấu của luận văn
Kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường Mỹ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của DNVN trước và sau khi hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ được kí kết
Chương 3: Tăng cường khai thác thị trường Mỹ sau khi hiệp định thương mại song phương được kí kết
[URL="/downloads.php?do=file&id=1783"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 300
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16