Mã tài liệu: 65374
Số trang: 44
Định dạng: docx
Dung lượng file: 133 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Công tác xuất nhập khẩu là một trong ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước mà Đại hội Đảng lần thứ VIII đề ra cho giai đoạn phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Thực chất của xuất khẩu là mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm tạo ra ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu vật tư, kỹ thuật cho xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời thông qua công tác xuất nhập khẩu cho phép phát huy và sử dụng tốt nguồn lao động, tài nguyên của đất nước, tạo điều kiện tăng thu nhập.
Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, tăng cường hoạt động ngoại thương đi liền với mở cửa kinh tế vẫn là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Xu hướng này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh vào những năm đầu thiên niên kỷ mới. Nó đảm bảo thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển nền kinh tế Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt từ năm 1995 đến nay, quan hệ hợp tác Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng. Việc Mỹ bỏ cấm vận thương mại, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam cùng với việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực , thiết lập mối quan hệ tốt đã đưa kinh tế đối ngoại Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Thành công trên con đường này là phụ thuộc nhiều vào nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Không thể thâm nhập thị trường thế giới bằng những hàng hóa kém chất lượng, càng không thể chủ quan áp đặt những mặt hàng sẵn có cho thị trường thế giới. Vì vậy, cần phải xây dựng những căn cứ khoa học cho việc chủ động tìm kiếm một cơ cấu mặt hàng sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới hiện tại cũng như lâu dài. Đây là vấn đề không đơn giản với bất kỳ một doanh nghiệp nào do yêu cầu của thị trường ngày càng cao, công nghệ luôn phải cải tiến trong sự cạnh tranh gay gắt hơn. Cho nên để tồn tại và duy trì được mối quan hệ kinh doanh thương mại quốc tế cho lâu dài thì các tổ chức xuất nhập khẩu phải thực hiện nhiều biện pháp chuyên môn. Trong đó, kênh phân phối ngày càng được coi là một trong những yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Kết cấu đề tài này gồm:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả quản trị kênh phân phối trong doanh nghiệp
Chương 2. Phân tích thực trạng
Chương 3. Những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản trị kênh marketing tại công ty xuất nhập khẩu và đầu tư hà nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 167
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 153
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16