Mã tài liệu: 120124
Số trang: 54
Định dạng: docx
Dung lượng file: 433 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Những năm gần đây nền kinh tế của chúng ta đã bị ảnh hưởng lớn bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới, cụ thể là thể hiện trong hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước có nhiều giảm sút do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế đang diễn ra từng ngày.
Năm 2010 cũng là thời điểm những cam kết quan trọng trong lộ trình gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) có hiệu lực, bên cạnh những lợi ích của việc giảm dần những rào cản thuế quan, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển thì bên cạnh đó là những thách thức ngay trên sân nhà cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong thời kì mà nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một sản phẩm để thỏa mãn 1 nhu cầu hơn bao giờ hết hoạt động Marketing càng trở lên quan trọng, Marketing là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, của sản phẩm của mình khác so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào và tạo được ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng.
Một trong những công cụ chính của hoạt động Marketing chính là hoạt động phân phối sản phẩm. Hoạt động phân phối giải quyết vấn đề hàng hóa sẽ được đưa tới tay người tiêu dùng cuối cùng như thế nào. Các quyết định về phân phối thường có ảnh hưởng lớn tới sự cạnh tranh dài hạn của công ty so với các đối thủ cạnh trạnh. Khi xác định phân phối là biến số quan trọng trong hoạt động Marketing thì công ty cần nghiên cứu nên tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối như thế nào để đem lại hiệu quả cao, tăng tính cạnh tranh, tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường là một vấn đề khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có những chiến lược, chính sách cụ thể trong từng thời kì, thời điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong xu thế gia nhập WTO thì ngành sản xuất các mặt hàng gia dụng cũng không phải là một ngoại lệ, gia nhập WTO tạo cho ngành có nhiều điều kiện phát triển, doanh nghiệp nào nhạy bén, năng động sẽ phát huy tốt, đó là thuận lợi. Còn bên cạnh đó cũng có những thách thức to lớn, WTO là thị trường chung, chiến lược cạnh tranh cấp quốc tế, chủng loại sản phẩm phong phú nên không thể có tính áp đặt như trước đây, nếu không cạnh tranh được sẽ thất bại. Mà cái yếu của các doanh nghiệp Việt Nam chính là hoạt động nghiên cứu Marketing, đánh giá nhu cầu thị trường, biến động của thị trường mục tiêu. Đứng trước những khó khăn đó thì giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam chính là bắt tay nhau để nắm giữ thị trường. Kênh phân phối tạo chân rết, đồng thời phối hợp nhịp nhàng tạo ra cái chung, cái tập thể. Nếu thành công thì các tập đoàn đa quốc gia khó có thể chiếm ưu thế trên thị trường của chúng ta. Như vậy có thể khẳng định rằng vấn đề cấp thiết đối với ngành sản xuất các sản phẩm gia dụng hiện nay là hoàn thiện và phát triển phân phối để tạo rào cản cho các tập đoàn nước ngoài khi muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Công ty cổ phần gia dụng Goldsun là một doanh nghiệp lớn nhưng cũng không đứng ngoài những khó khăn chung của thị trường Việt Nam. Những năm qua hoạt động nghiên cứu Marketing của công ty đã được coi trọng nhưng vẫn còn chưa hoàn thiện, đặt biệt là hệ thống kênh phân phối.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về phát triển kênh phân phối sản phẩm bằng Inox của công ty cổ phần gia dụng Goldsun trên thị trường miền Bắc
Chương 2: Một số lí luận cơ bản về kênh phân phối sản phẩm ở công ty sản xuất kinh doanh
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát triển kênh phân phối sản phẩm bằng Inox của công ty cổ phần gia dụng Goldsun trên thị trường miền Bắc
Chương 4: Một số đề xuất nhằm phát triển kênh phân phối đối với sản phẩm bằng Inox của công ty cổ phần gia dụng Goldsun trên thị trường miền Bắc.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 874
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 939
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 789
⬇ Lượt tải: 17