Mã tài liệu: 208184
Số trang: 113
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 967 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
lời nói đầu
I. Lý do lựa chọn đề tài.
Kể từ khi mở cửa với bên ngoài và chuyển mình từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, nền kinh tế Việt Nam đang dần dần khởi sắc và ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Các hoạt động kinh tế, các ngành sản xuất trở nên đa dạng và sôi động hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà những ngành sản xuất cơ bản bị lãng quên. Muốn nền kinh tế đất nước nhanh chóng đi lên ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới thì bên cạnh việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài chúng ta cũng không thể rời xa cái gốc, cái cội nguồn của dân tộc - đó là nền văn minh lúa nước.
Trong số các loại cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp chủ yếu thì mía cũng là một loài cây vô cùng quan trọng. Từ xa xưa, đất nước Việt Nam chúng ta đã là một trong những cái nôi sản sinh ra cây mía, ông cha ta đã biết sử dụng cây mía làm thực phẩm và chế biến mía thành mật và các loại đường. Ngành công nghiệp sản xuất đường đóng một vai trò rất to lớn trong nền kinh tế quốc dân bởi đường là một trong những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời cho đến nay, có thể nói là ngành công nghiệp mía - đường Việt Nam vẫn chưa phát huy được vai trò đó và thậm chí có lúc còn ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Mặc dù vậy, trong vài năm trở lại đây, ngành mía - đường cũng bắt đầu có sự hồi sinh do có được những chiến lược, chính sách đúng đắn từ phía Chính phủ cũng như nhận được sự đầu tư thoả đáng, kịp thời của các Bộ, ngành và các doanh nghiệp. Nhưng để có thể đuổi kịp trình độ phát triển ngành công nghiệp mía - đường của các nước trong khu vực và trên thế giới nhất là trong thời kỳ Việt Nam đang thực hiện việc giảm mức thuế một số mặt hàng xuống 0% vào năm 2003 theo hiệp định đã ký kết giữa các nước thành viên của tổ chức AFTA thì đòi hỏi ngành công nghiệp mía - đường nước ta phải nỗ lực rất nhiều. Chính bởi tầm quan trọng và cấp thiết trong việc thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp mía - đường nước ta, em đã lựa chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình là : “Ngành công nghiệp mía - đường Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”.
II. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích thị trường mía - đường thế giới và Việt Nam cũng như tìm hiểu thực trạng phát triển của ngành công nghiệp sản xuất mía - đường Việt Nam (bao gồm cả ngành trồng mía, ngành sản xuất đường và ngành sản xuất các sản phẩm sau đường).
III. phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là trong khoảng thời gian 15 năm từ sau đổi mới đến nay (1986 đến 2001), trong đó chú trọng đến khoảng 5 năm trở lại đây và tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất đường.
IV. mục đích nghiên cứu.
Khoá luận giới thiệu sơ qua về thị trường mía-đường thế giới rồi chủ yếu đi sâu vào phân tích tình hình sản xuất mía-đườngViệt Nam từ sau đổi mới đến nay nhằm nêu lên những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế để từ đó đưa ra các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp mía-đường Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có ngành công nghiệp mía-đường phát triển trong khu vực và trên thế giới.
V. phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là từ số liệu thực tế đi sâu vào phân tích hiện tượng, tìm hiểu nguyên nhân rồi từ đó rút ra kết luận, đánh giá.
VI. nội dung nghiên cứu.
Đề tài ngoài phần lời nói đầu và kết luận được chia ra làm ba chương với nội dung chính như sau :
Chương I : Tổng quan về thị trường đường thế giới và sự cần thiết phải phát triển ngành công nghiệp mía-đường ở Việt Nam.
Chương II : Thực trạng ngành công nghiệp mía - đường Việt Nam giai đoạn từ sau đổi mới đến nay (1986-2001).
Chương III : Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp mía - đường Việt Nam.[URL="/downloads.php?do=file&id=1935"]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16