Mã tài liệu: 208304
Số trang: 89
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,046 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu.
Nước ta là một nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển phong phú đa dạng của nhiều loại thực vật, đặc biệt là những loài rau quả nhiệt đới. Ngay từ ngày xưa ông cha ta đã khai thác chúng và sử dụng như một nguồn thực phẩm và là những vị thuốc hữu dụng để chữa trị các chứng bệnh, nhiều loại rau quả đã trở thành những đặc sản độc đáo của đất Việt.
Cũng như bao vật phẩm khác, mặt hàng rau quả đã trở thành một mặt hàng thực phẩm thiết yếu , có nhu cầu vươn rộng ra không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài.
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng một nền kinh tế mở, hiện đại, Ngoại thương trở thành một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp và trở thành bộ phận của nhân tố này. Thực tế cho thấy, các mặt mặt hàng và các sản phẩm chế biến từ rau quả nói riêng và các sản phẩm nông nghiệp nói chung đối với các nước đang phát triển là những mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược thu ngoại tệ cho đất nước. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu mặt hàng rau quả nói riêng phức tạp hơn rất nhiều so với việc bán sản phẩm trên thị trường nội địa, nhất là khi có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cùng một loại hàng hoá sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh về tiêu thụ sản phẩm trên thị trường (nội) Thế giới.
Để có thể tồn tại và phát triển, bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh Quốc tế nào cũng đều phải có những biện pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của mình. Đó là yêu cầu tất yếu và cơ bản nhất của kinh doanh hiện đại. Song để có được một chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần phải dựa vào tiềm lực của chính bản thân mình, xu hướng vận động của xã hội mà đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển thị trường xuất khẩu. Đây chính là vấn đề mà Tổng công ty Rau quả Việt Nam dành nhiều mối quan tâm nhất trong chiến lược phát triển của Tổng công ty, tìm ra những thị trường mới, xâm nhập củng cố và duy trì những thị trường truyền thống.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, sau những năm trau dồi kiến thức và lý luận trong trường Đại học Ngoại Thương, qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Rau quả Việt Nam, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, các cán bộ công nhân viên của Tổng công ty, đặc biệt là dưới sự hướng dẫn của cô giáo, Thạc Sỹ Nguyễn Thanh Bình, em đã chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam".
Bằng phương pháp duy vật biện chứng, luận văn nhằm đánh giá khái quát những vấn đề thị trường xuất khẩu, xác định phương hướng mục tiêu trong thời gian tới, đồng thời kiến nghị những biện pháp, chính sách nhằm phát triển thị trường xuất khẩu hàng rau quả của Tổng công ty trong những năm tới.
Kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn chia làm 3 phần:
Chương I: Đôi nét khái quát về Tổng công ty rau quả Việt Nam.
Chương II: Phân tích thực trạng thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam.
Chương III: Một số biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 17