Mã tài liệu: 208657
Số trang: 95
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,145 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế của một quốc gia là tổng thể các doanh nghiệp lớn, nhỏ tạo thành. Quy luật đi từ nhỏ lên lớn là con đường tất yếu về sự phát triển bền vững mang tính phổ biến của đại đa số các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Đồng thời, sự tồn tại đan xen và kết hợp các loại quy mô doanh nghiệp làm cho nền kinh tế của mỗi nước khắc phục được tính đơn điệu, xơ cứng, tạo nên tính đa dạng, phong phú, linh hoạt, vừa đáp ứng các xu hướng phát triển đi lên, lẫn những biến đổi nhanh chóng của thị trường trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ hiện đại, đảm bảo hiệu quả chung của toàn nền kinh tế.
Nền kinh tế thế giới đã ghi nhận vô số những kinh nghiệm và thành tựu của mô hình Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Trong đó, SMEs của Đài Loan được các nước công nhận là một trong những điển hình đi đầu đóng góp khá quan trọng đối với sự phát triển của “con rồng Châu á” này. Nền kinh tế Việt nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, và, để phát huy tối đa hiệu quả những lợi thế so sánh mà Việt nam có được, không thể không đề cập đến vai trò của SMEs. Tuy nhiên, SMEs không còn là sự thử nghiệm hiệu quả hoạt động của một mô hình hoạt động mà nó cần thiết phải được quan tâm nghiên cứu, kế thừa kinh nghiệm và thành tựu của các nước bạn, ứng dụng và hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Từ những thành công của mô hình SMEs của Đài Loan và những nét tương đồng về điều kiện phát triển nền kinh tế giữa hai nước, tác giả đã chọn nội dung: “Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài Loan và giải pháp phát triển SMEs của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích của khoá luận tốt nghiệp
- Tìm hiểu khái niệm và vai trò của SMEs tại nhiều nước trên thế giới, trên hết là Đài loan, so sánh với những đóng góp kinh tế xã hội và tình hình của SMEs tại Việt Nam.
- Phân tích kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs trong nền kinh tế của Đài Loan.
- Đưa ra những những hướng đi và giải pháp để Chính phủ hỗ trợ SMEs phát triển , và để giúp khu vực SMEs có chiến lược phát triển phù hợp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp (KLTN) đi sâu vào vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm và thành tựu phát triển khu vực SMEs ở Đài Loan, cũng như các nước khác so sánh với thực trạng phát triển SMEs của Việt Nam, đồng thời đưa ra một cái nhìn tổng quát so sánh những khả năng ứng dụng những vấn đề nghiên cứu
KLTN cũng đề cập đến những định hướng mang tính chiến lược nhằm phát triển SMEs của Đài Loan trong giai đoạn 2001-2010 và phướng hướng phát triển SMEs của Việt Nam trong ngắn hạn như những so sánh thực tế nhất để đi tới những kiến nghị cụ thể nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
KLTN xoay quanh phương pháp nghiên cứu chủ đạo là tồng hợp và phân tích, dựa trên số liệu để thống kê, khái quát hoá vấn đề vừa ở tầm vi mô lẫn vĩ mô, kết hợp với phương pháp hệ thống hoá thông tin một cách hiện đại để mang tới cho người đọc một cái nhìn mang tính chỉnh thể và dễ tiếp cận.
5. Bố cục của khoá luận tốt nghiệp
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục bảng, hình và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về SMEs
Chương II: Kinh nghiệm và định hướng phát triển SMEs của Đài loan.
Chương III: Các giải pháp phát triển SMEs ở Việt nam có liên hệ tới Đài Loa
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16