Mã tài liệu: 208104
Số trang: 111
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,024 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời mở đầu
Ngày nay xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới ngày càng gia tăng mạnh mẽ làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Trong bối cảnh đó, các quốc gia tất yếu phải mở cửa nền kinh tế để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Như vậy họ phải chấp nhận xu hướng cạnh tranh gay gắt. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đòi hỏi không chỉ các nhà quản lý mà ngay cả các doanh nghiệp phải có những định hướng chiến lược, những bước đi vững chắc trong "cuộc chơi" mang tính toàn cầu này.
Việc tận dụng các ưu đãi trong thương mại quốc tế là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và phát triển. Để tận dụng các ưu đãi này các doanh nghiệp phải nắm vững các quy tắc, luật lệ liên quan đến các chế độ ưu đãi của các nước cho hưởng, đặc biệt là các quy định có liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin - C/O). Giấy chứng nhận xuất xứ như một tấm giấy thông hành để hàng hoá của nước này được vào thị trường của một nước khác. Bên cạnh đó nó cũng là một bằng chứng để hàng hoá của nước này được hưởng ưu đãi về thuế quan hay hạn ngạch của một nước khác.
Trên thực tế, không phải bất cứ một doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nào cũng có thể hiểu biết đầy đủ về giấy chứng nhận xuất xứ và các quy tắc có liên quan đến nó. Chính vì vậy, tác dụng và ưu đãi to lớn mà giấy chứng nhận xuất xứ có thể đem lại không được sử dụng một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực trạng bức xúc đó, cùng với quá trình học tập và nguyên cứu một số vấn đề nghiệp vụ ngoại thương của bản thân, tôi quyết định chọn đề tài : "Giấy chứng nhận xuất xứ - những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu" để viết khoá luận tốt nghiệp. Mục đích của khóa luận là nguyên cứu và góp phần giúp đỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiểu biết rõ hơn về tính thiết yếu của giấy chứng nhận xuất xứ và một số quy tắc ưu đãi quốc tế có liên quan, nhằm tận dụng tối đa hiệu quả của nó, đồng thời hạn chế tới mức tuyệt đối những sai sót dẫn tới những mất mát không đáng có.
Nội dung của khoá luận được trình bầy trong ba chương. Chương I cung cấp các khái niệm, nội dung cơ bản cũng như tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ trong buôn bán quốc tế. Chương II phân tích các quy tắc quốc tế có liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ. Trong đó, sinh viên thực hiện tập trung vào hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN (CEPT). Chương III đánh giá thực trạng việc xin và cấp giấy chứng nhận xuất xứ ở Việt Nam trong ba năm vừa qua, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng có hiệu quả C/O của các doanh nghiệp đồng thời giúp các tổ chức cấp và quản lý C/O thực hiện tốt các chức năng của mình. Ngoài ra phần phụ lục trong khoá luận tốt nghiệp này còn tổng kết các số liệu liên quan đến phần nội dung chính. Sinh viên thực tập cũng đưa ra danh mục tài liệu tham khảo bao gồm các tên sách cùng với các tài liệu khác
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 703
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 17