Mã tài liệu: 209508
Số trang: 91
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 973 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Hiện nay, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng. Chúng ta đang khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh, ra sức tiết kiệm để đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng cố gắng thu hút nguồn vốn nước ngoài, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, và sử dụng chúng một cách hợp lý, kịp thời, có hiệu quả.
đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn ODA có vai trò hết sức quan trọng vì đây là nguồn vốn ưu đãi (không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất rất thấp, thời gian hoàn vốn dài), dùng để bù đắp ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đất nước. Bên cạnh đó, với nguồn ODA đa dạng của các đối tác song phương và đa phương, Việt Nam khai thác được các thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và điều không kém phần quan trọng chính là ODA là cây cầu giao lưu văn hoá và con người giữa nước tài trợ và Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế nghiên cứu quá trình quản lý và sử dụng ODA của Việt Nam, chúng ta phải thừa nhận: ODA ở Việt Nam chưa thực sự phát huy hết tiềm lực vốn có. Từ năm 1993 đến hết năm 2001 vốn ODA giải ngân chỉ đạt khoảng 9,5 tỉ USD, tương đương với khoảng 54% tổng vốn ODA cam kết (19,94 tỉ USD). Nguyên nhân một mặt là do quá trình quản lí và sử dụng ODA của Việt Nam chưa thật tốt, mặt khác chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ.
Trên cơ sở nghiên cứu những bất cập trong quy trình quản lý và sử dụng ODA, đồng thời căn cứ vào chiến lược ODA của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới, rõ ràng cần phải có một nghiên cứu cụ thể tìm ra những khác biệt căn bản về quy trình ODA của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ. đề tài: “Giải pháp hài hoà thủ tục ODA tại Việt Nam” được thực hiện nhằm làm sáng tỏ những nhận định trên, đồng thời đề xuất một số giải pháp hài hoà thủ tục giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam trong thời gian tới tương xứng với tiềm lực vốn có của nó.
Với ý nghĩa đó, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng ODA giai đoạn 1993 đến nay, cùng tham khảo kinh nghiệm quản lý và sử dụng ODA ở một số nước đang phát triển khác như Thái Lan, Inđônêsia
Trong quá trình thực hiện khoá luận, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, tổng hợp và phân tích, đồng thời tuân thủ chặt chẽ ba nguyên tắc, đó là phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và tính logic giữa các nội dung trong đề tài. Với những mục đích, phương pháp và nguyên tắc trên, khoá luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan về ODA đưa ra các khái niệm làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng ODA tại Việt Nam.
Chương II: ODA ở Việt Nam và sự cần thiết phải hài hoà thủ tục giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ sẽ đi sâu vào nghiên cứu qui trình quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ Việt Nam thời gian qua, từ đó tìm ra những bất cập để minh chứng cho sự cần thiết phải hài hoà thủ tục ODA giữa Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ.
Chương III: khuyến nghị hài hoà thủ tục ODA tại Việt Nam đề xuất một số khuyến nghị chính nhằm nâng cao hiệu quả ODA tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16