Mã tài liệu: 209720
Số trang: 92
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 781 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước ta chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Trong nền kinh tế đó, các doanh nghiệp bình đẳng kinh doanh và tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Điều đó dẫn đến có doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Những hậu quả do nó để lại đòi hỏi chúng ta phải sớm khắc phục một cách có hiệu quả để làm lành mạnh nền kinh tế. Vì vậy, ngày 30/12/1993, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX đã thông qua Luật Phá sản doanh nghiệp và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994. Luật Phá sản doanh nghiệp là văn bản luật đầu tiên của Nhà nước ta chính thức đưa chế định phá sản vào đời sống pháp luật, vào đời sống kinh tế của đất nước. Sự ra đời của Luật Phá sản doanh nghiệp ở nước ta chậm hơn so với các nước trên thế giới và trong khu vực, nhưng nó lại là mới đối với các doanh nghiệp. Quốc hội quyết định ban hành Luật Phá sản doanh nghiệp trước sự đòi hỏi chung của kinh tế đất nước, xu thế chung của thời đại. Chúng ta không thể phát triển tốt nếu không chuẩn bị điều kiện hoà nhập với quốc tế và khu vực nhưng vẫn phải giữ bản sắc riêng của mình. Đây là văn bản Luật đầu tiên điều chỉnh tương đối đầy đủ, toàn diện những vấn đề xung quanh việc phá sản. Cho đến nay, sau 8 năm triển khai thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp, ngoài những thành công, những thành quả quan trọng đạt được, Luật Phá sản doanh nghiệp đã bộc lộ những thiếu sót, hạn chế. Những hạn chế của Luật Phá sản doanh nghiệp cũng là tất yếu bởi vì chúng ta chưa có thực tiễn, còn nghèo lý luận cơ bản và chưa có nhiều kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực. Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu tổng kết những kết quả đã đạt được, phát hiện những yếu kém, những bất cập để kịp thời có những kiến nghị, sửa đổi, bổ sung cần thiết nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật phá sản ở nước ta. Đây cũng là lý do em chọn vấn đề “Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận gồm 3 chương.
-Chương 1: Một số vấn đề chung về phá sản và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
-Chương 2: Thực trạng pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam.
-Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.[URL="/downloads.php?do=file&id=1840"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16