Mã tài liệu: 263107
Số trang: 13
Định dạng: zip
Dung lượng file: 109 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Lời mở đầu
Ngay từ đầu những năm 1940, mối quan hệ hữu cơ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế đã được Harrod-Domar chứng minh. Quan hệ này được biểu diễn bằng phương trình:
ICOR=
Trong đó: ICOR : Hệ số đầu tư.
I : Tổng vốn đầu tư xã hội.
GDP : Mức tăng tổng sản phẩm quốc dân.
Đối với các nước đang phát triển, do nguồn thu từ xuất khẩu và dịch vụ còn hạn chế, mức tích luỹ còn thấp nên vai trò của nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của các nước này là rất lớn. Nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài chủ yếu bao gồm viện trợ (ODA), vay nợ và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong số các nguồn vốn nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có nhiều ưu điểm lớn và thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn nước ngoài mà các nước nhận được và cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư xã hội ở nhiều nước.
Tại Việt Nam, ngay sau khi Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài (ngày 29/12/1987) và từ đó đến nay, Luật này đã được bổ sung và sửa đổi ba lần để trở nên phù hợp và hấp dẫn hơn. Nhờ đó, lượng vốn FDI vào Việt Nam đã liên tục tăng và đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cũng như còn gặp phải nhiều vướng mắc, đòi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện những biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn quan trọng này.
Với mục đích tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tế về tác động của vốn FDI đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam, em đã chọn đề tài “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Kết cấu của bài viết bao gồm 3 phần sau:
- Phần I: Lý luận chung về vai trò của vốn FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà.
- Phần II: Vai trò của nguồn vốn FDI đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây.
- Phần III: Một số giải pháp Việt Nam cần thực hiện nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI.
Em xin chân thành cám ơn cô giáo, TS. Phạm Thị Thu đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành bài viết này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 40
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 192
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 85
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 18