Mã tài liệu: 133198
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Sau gần 20 năm thực hiện chính sách “ Đổi mới” toàn diện mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội, trọng tâm là chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, Việt Nam đã nhiều năm duy trì và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, môi trường chính trị xã hội được giữ vững. Để đạt được những thành tựu này, bên cạnh những đóng góp tích cực của các thành phần kinh tế khác, thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được ban hành năm 1987, đã chính thức thể hiện quan điểm mở cửa, hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp một nguồn vốn đầu tư quan trọng của toàn xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm nâng cao năng lực quản lý và chuyển giao công nghệ tiên tiến trên thế giới; mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo thêm việc làm mới.
Tuy vậy, nhìn lại hơn 18 năm, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam còn có nhiều mặt bất hợp lý cần được tiếp tục nghiên cứu và tìm biện pháp tháo gỡ. Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực và theo địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã hội, hiệu quả tổng thể về mặt kinh tế xã hội do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại chưa cao, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn thiếu vắng nhiều công ty xuyên quốc gia có tầm cỡ; trình độ lao động trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài còn yếu so với khu vực… Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do nhận thức, quán triệt về tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nội dung phát triển kinh tế tại các ngành, các cấp còn hạn chế; khung pháp lý về đầu tư nước ngoài chưa thật đồng bộ, thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà. Từ đó, vấn đề đặt ra là chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua để thấy được những yếu tố tác động: Lợi thế và bất lợi của đất nước, trên cơ sở đó đề ra hệ thống những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới góp phần thực hiện mục tiêu: Công nghiệp hoá, hiệu đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Cấu trúc của đề tài bao gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phần II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam từ 1988 đến 2004
Phần III: Một số giải pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 40
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 192
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16