Mã tài liệu: 262541
Số trang: 39
Định dạng: zip
Dung lượng file: 133 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Nhà nước là gì ?
Trong tiến trình lịch sử phát triển, sự ra đời của Nhà nước chậm hơn sự ra đời của xã hội vì Nhà nước chỉ được tạo ra từ xã hội có một trình độ phát triển nhất định
Nhà nước không phải là cái bẩm sinh vốn có mà nó xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu về Tư liệu sản xuất, sản xuất hàng hoá, giai cấp và đấu tranh giai cấp. Nhà nước là kiểu tổ chức xã hội của xã hội có giai cấp. Nó là một bộ máy, một hệ thống tổ chức chặt chẽ, tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội, do giai cấp thống trị lập ra nhằm hợp pháp hoá và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Do vậy bản chất Nhà nước theo nguyên nghiã của nó là nền chuyên chính để thực hiện sự thống trị của một giai cấp, là bộ máy áp bức của giai cấp thống trị đối với xã hội. Nhà nước chỉ là một phạm trù lịch sử, nó không đồng nghĩa với xã hội, nó chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định và sẽ tự tiêu vong khi các cơ sở ra đời và tồn tại của nó không còn nữa. Bất kì một Nhà nước nào cũng có chức năng kinh tế, mà theo Mac thì chức năng của nhà nước như “vai trò bà đỡ cho xã hội cũ thai nghén xã hội mới”. Ở các thời kì khác nhau, các chế độ xã hội khác nhau, do tính chất Nhà nước khác nhau nên vai trò và chức năng kinh tế của Nhà nước có biểu hiện khác nhau.
2.Vai trò của đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử
Nói về vai trò kinh tế của Nhà nước qua các thời kì và chế độ xã hội, C.Mac và F.Anghen đã có những đúc kết hết sức xác đáng như sau:
* Các Nhà nước trước Chủ nghĩa tư bản, vai trò kinh tế chủ yếu là đặt ra chế độ thuế khoá, một chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cai trị, thực hiện chức năng đối nội (giữ cho sự xung đột giai cấp nằm trong vòng trật tự) đối ngoại (bảo vệ lãnh thổ) từ đó bảo vệ và mở rộng lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị.
* Đến Nhà nước tư sản, vai trò kinh tế của Nhà nước không chỉ dừng lại ở thuế khoá, không chỉ đơn thuần là cơ quan cai trị ở bên ngoài, bên trên quá trình sản xuất như Anghen đã nhận xét "nền văn minh mà tiến lên thì bản thân thúê má là không đủ nữa, Nhà nước phát hành hối phiếu, vay nợ tức là phát hành công trái”. Và sự xuất hiện sở hữu Nhà nước đã làm cho Nhà nước bắt đầu ở bên trong quá trình sản xuất, Nhà nước là “Nhà tư bản tập thể lý tưởng, Nhà nước ấy càng chuyển nhiều lực lượng sản xuất thành tài sản của nó bao nhiêu thì nó lại càng biến thành tư bản tập thể thực sự bấy nhiêu và càng bóc lột nhiều công nhân”
Cũng theo hai ông, không thể có sự biến đổi kinh tế xã hội từ chủ nghiã tư bản lên xã hội cộng sản nếu thiếu vai trò kinh tế của Nhà nước, của giai cấp vô sản, Anghen nhấn mạnh ”Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền Nhà nước và biến tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu Nhà nước”. Theo dự đoán của Mac và Anghen, chuyên chính vô sản trong đó bộ phận quan trọng là Nhà nước và vai trò kinh tế của Nhà nước ra đời từ sự chín muồi của các tiền đề kinh tế xã hội, đến lượt sự ra đời vai trò kinh tế của Nhà nước lại thúc đẩy các điều kiện kinh tế xã hội của xã hội mới phát triển và hoàn thiện. Và khi những điều kiện kinh tế xã hội phát triển đến một trình độ nhất định lại dẫn đến sự tự tiêu vong của Nhà nước theo đúng quy luật phát sinh phát triển và chuyển hoá vốn có của mọi sự vật hiện tượng
Mac và Anghen với tư cách vừa là nhà khoa học vừa là nhà hoạt động thực tiễn, hai ông chưa thể đề cập nhiều vai trò và chức năng kinh tế của Nhà nước cho xã hội tương lai khi thực tiễn chưa đến, bằng sự phân tích logic hai ông chỉ phác hoạ chức năng kinh tế của Nhà nước chủ yếu là ”biến các tư liệu sản xuất thành sở hữu Nhà nước”, chỉ đến sau này Lênin với tư cách là người lãnh đạo trực tiếp công cuộc xây dựng xã hội mới thì vai trò và chức năng của Nhà nước mới được nói tới nhiều hơn. Ông cho rằng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên công hữu xã hội về tư liệu sản xuất với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể. Sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất là hình thức sở hữu chung của toàn thể nhân dân lao động, mọi người cùng chiếm hữu tư liệu sản xuất. Người chủ cao nhất là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, sản xuất được tiến hành theo kế hoạch tập trung thống nhất của Nhà nước. Còn hình thức sở hữu tập thể do tập thể người lao động góp vốn, tư liệu sản xuất để xây dựng nên, sản xuất được tiến hành theo kế hoạch của tập thể có sự hướng dẫn của Nhà nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vai trò kinh tế đặc biệt, nó không còn là bộ máy ăn bám đứng trên quá trình sản xuất nữa mà phải chuyển sang tổ chức, thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế quốc dân. Chức năng này gắn liền với quá trình kế hoạch hoá tập trung thống nhất, quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm, kiểm tra chặt chẽ mức độ lao động và tiêu dùng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 156
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 40
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 192
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 17