Mã tài liệu: 283962
Số trang: 48
Định dạng: zip
Dung lượng file: 221 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Chương I: Một số vấn đề cơ bản về hình thức đầu tư trực tiếp nươc ngoài.
I. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
1. Khái niệm về FDI:
Mặc dù không có nhiều tranh luận xung quanh khái niêm FDI, nhưng cho đến nay chưa có khái niệm nào được coi là hoàn chỉnh. Hiện nay trên nhiều sách báo tạp chí của các tổ chức quốc tế cũng như Chính Phủ các nước có tương đối nhiều định nghiã về đầu tư trực tiếp nước ngoài, như định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) thì FDI là đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lãi suất từ 10% trở lên.
Theo giáo trình Kinh tế đầu tư của Trường Đại học Kinh tế quốc dân PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai làm chủ biên thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng thu hồi vốn bỏ ra.
Đến nay khái niệm mà nhiều nước và các tổ chức hay dùng nhất là khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra năm 1977, đó là: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn thực hiện nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế thuộc đất nước của nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó.
Định nghĩa này nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt FDI với đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp có đặc trưng cơ bản là nhằm thu được lợi nhuận từ việc mua bán tài sản, tài chính nước ngoài, nhưng nhà đầu tư không quan tâm đến quá trình quản lý doanh nghiệp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc trung là :
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mặc dù chịu chi phối của Chính Phủ, nhưng có phần ít bị phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên so với hình thức tín dụng quốc tế.
Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quết định có lợi nhất cho việc đầu tư. Vì vậy mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá cao, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu.
Do quyền lợi của chủ đầu tư nước ngoài gắn chặt với lợi ích do đầu tư đem lại, cho nên có thể lựa chọn kỹ thuật, công nghệ thích hợp, nâng cao dần trình độ quản lý, tay ngề cho công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư.
Tuy nhiên hoạt động này cũng có những hạn chế nhất định, đó là:
Do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra theo cơ chế thị trường, người đầu tư nước ngoài lại có nhiều kinh nghiệm sành sỏi trong việc ký kết hợp đồng, dẫn đến sự thua thiệt cho nước tiếp nhận đầu tư là những nước đang phát triển.
Với đầu tư trực tiếp nước ngoài phía chủ nhà (nước nhận đầu tư) không chủ động trong việc bố trí cơ cấu ngành, cũng như theo vùng lãnh thổ. Để điều chỉnh hành vi và trách nhiệm giữa các bên cần dựa trên những cơ sở pháp lý chắc chắn của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như các văn bản pháp lý có liên quan của nước tiếp nhận đầu tư.
Những khái niệm và đặc trưng của FDI ở trên đây sẽ là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu tác động của nó đến nước đang phát triển là nước tiếp nhận đầu tư.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem