Mã tài liệu: 262557
Số trang: 29
Định dạng: zip
Dung lượng file: 158 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước đang phát triển rất cần vốn cho công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế, phù hợp với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến ngày 19/10/1998, Việt nam đã cấp giấy phép đầu tư cho các nhà đầu tư của trên 50 nước và khu vực với tổng vốn đăng ký 3223,5 triệu USD.
Cùng với việc gia nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN từ ngày 28/07/1995, tham gia Diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương APEC từ ngày 17/11/1998 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có 10 quốc gia: Brunây, Campuchia, Mianma, Lào, Malaixia, Philippin, Xinhgapo, Thái Lan, Indonêxia và Việt Nam. Việc gia nhập ASEAN và khối mậu dịch tự do ASEAN (The Free Trade Area -AFTA) là một cố gắng của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, qua đó cải thiện môi trường đầu tư thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam phát triển rất nhanh chóng, hiện đang đóng một vai trò nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Không chỉ các nước tư bản phát triển mà các nước ASEAN đều nhận thấy Việt Nam là một điạ chỉ khá hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng, Việt nam là một thị trường đông dân, có tài nguyên khá phong phú, nguồn nhân công dồi dào, chi phí lao động rẻ hơn các nước ASEAN khác.
Tuy rằng, qua quá trình thực hiện các dự án đã bộc lộ sự hạn chế về năng lực tài chính và công nghệ của các nhà đầu tư ASEAN. Đây là một yếu tố khách quan. Bản thân các nhà đầu tư ASEAN cũng đang ở trên nấc thang thứ ba của quá trình công nghiệp hoá của Châu Á nên cũng là những nước kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, để tạo dựng lợi thế thu hút vốn FDI không loại trừ việc từ đó các quốc gia thành viên ASEAN tích cực đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về đất đai, tài nguyên, lao động và thị trường. Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội khá ổn định. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế, năng xuất lao động xã hội, cơ sở hạ tầng còn thấp kém so với các nước thành viên ASEAN khác. Đề tài “Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt nam - thực trạng và triển vọng” do em thực hiện nhằm tìm ra những ưu điểm, những hạn chế, những lĩnh vực - ngành nghề... có khả năng thu hút vốn FDI của các nước ASEAN để có thể xây dựng các danh mục khuyến khích các nhà đầu tư ASEAN theo năng lực sẵn có khi đầu tư trực tiếp vào Việt nam.
Do khả năng, trình độ và thời gian có hạn nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em mong được lượng thứ. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn Từ Quang Phương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 169
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 184
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 216
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 187
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16