Mã tài liệu: 225584
Số trang: 86
Định dạng: doc
Dung lượng file: 419 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
[FONT=Times New Roman]Lời nói đầu
[FONT=Times New Roman]Ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào, pháp luật luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là tiêu chuẩn pháp lý cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Trong hệ thống pháp luật đó có pháp luật về hợp đồng kinh tế, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động kinh tế.
[FONT=Times New Roman]Hiện nay, khi đã chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thì pháp luật về hợp đồng kinh tế đã và đang là một vấn đề hết sức phức tạp . Nền kinh tế càng phát triển thì các quan hệ kinh tế càng đa dạng và phức tạp hơn nhiều, nó không chỉ dừng lại ở các quan hệ kinh tế trong nước mà còn có sự tham gia bởi các nhân tô nước ngoài.
[FONT=Times New Roman]Song cho đến nay, pháp luật hiện hành về chế độ hợp đồng kinh tế của chúng ta vẫn là pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 cùng với các văn bản cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành pháp lệnh. Thực tế cho thấy pháp lệnh này còn có nhiều điểm chưa phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay. Những hạn chế và thiếu sót đó đã gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế và đồng thời cũng gây trở ngại cho h của các cơ quan quản lý về hợp đồng kinh tế.
[FONT=Times New Roman]Bên cạnh đó, trong điều kiện nước ta hiện nay, Bộ luật dân sự và Luật thương mại là hai văn bản rất quan trọng đã được thông qua và có hiệu lực đã đáp ứng được những đòi hỏi trong đời sống xã hội. Trong khi đó pháp lệnh hợp đồng kinh tế sau mọt thời gian dài không còn phù hợp, không còn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sôi động của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những điểm hạn chế và đưa ra phương hướng sửa đổi bổ sung là rất cần thiết.
[FONT=Times New Roman]Xuât phát từ những đòi hỏi đó, bằng những kiến thức đã được trang bị cùng với nhận thức về thực tiễn trong quá trình thực tập tại Công ty quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI), tôi chọn đề tài : "Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRT), chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng" để làm đề tài chuyên đề thực tập cho mình, nhằm nghiên cứu và góp phần vào công cuộc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh tế.
[FONT=Times New Roman]Đề tài được kết cấu thành 3 chương :
[FONT=Times New Roman]Chương I : Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế.
[FONT=Times New Roman]Chương II : Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế áp dụng với việc thuê nhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI)
[FONT=Times New Roman]Chương III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế về việc thuê nhà xưởng tại công ty quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (CIRI)
[FONT=Times New Roman]Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc các anh chị trong công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sản xuất cùng với các thầy cô giáo trong Bộ môn Luật kinh tế, đặc biệt chất lượng là thầy giáo TS. Nguyễn Hợp Toàn và cô giáo Phạm Thị Phương Thuỷ đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành bài viết này.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman][FONT="]
[FONT=Times New Roman]Chương I
[FONT=Times New Roman]Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế
[FONT=Times New Roman]I. Đặc điểm hình thành và phát triển của hợp đồng kinh tế
[FONT=Times New Roman]Do đặc điểm của nền kinh tế ở các giai đoạn khác nhau mà đặc điểm hình thành và phát triển của hợp đồng kinh tế cũng khác nhau trong các giai đoạn sau :
[FONT=Times New Roman]1. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ khôi phục nền kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân (1954 - 1959)
[FONT=Times New Roman]Thời kỳ này nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế hoạt động đan xen lẫn nhau. Vì thế, chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế được thực hiện theo nghị định số 738/TTg ngày 10/4/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về lập hợp đồng kinh doanh, qui định mối quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh giữa các đơn vị kinh doanh của Nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp doanh và tư doanh.
[FONT=Times New Roman]Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh là rất coi trọng ý chí tự do, tự nguyện, bình đẳng, thật thà, cùng có lợi của các đương sự tham gia hợp đồng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước như : hợp đồng phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quyền huỷ bỏ hợp đồng bị hạn chế.v.v
[FONT=Times New Roman]2. Hợp đồng kinh tế trong thời kỳ bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung (1960 - 1974)
[FONT=Times New Roman]Là thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân đã căn bản hoàn thành. Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế theo kế hoạch , chịu sự điều hành của Nhà nước. Vì thế, chế độ hợp đồng kinh doanh cũng được thay đổi. Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế do Chính phủ ban hành theo Nghị định số 004/TTg ngày 4/1/1960 quy định một kiểu hợp đồng mới, hợp đồng được ký kết trên cơ sở kế hoạch Nhà nước.
[FONT=Times New Roman]Đặc điểm của điều lệ tạm thời là nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước. Coi ký kết hợp đồng kinh tế là kỷ luật Nhà nước trong quan hệ kinh tế và chỉ được ký kết hợp đồng kinh tế trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, đồng thời cũng không được tự ý thương lượng điều chỉnh hợp đồng kinh tế nếu không có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Do đó, chế độ hợp đồng kinh tế được chia làm hai loại : hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng cụ thể
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16