Mã tài liệu: 303151
Số trang: 62
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 584 Kb
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta ngày càng phát
triển: Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
WTO, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài… Đi cùng với sự ổn định về
tình hình kinh tế, xã hội đó là sự đầu tư, mở rộng sản xuất của ngày càng nhiều
ngành nghề sản xuất kinh doanh. Do đó, nhu cầu về vốn cũng không ngừng được
tăng lên. Để đáp ứng đủ nguồn vốn cho xã hội, nơi mà nhiều người sản xuất kinh
doanh tìm đến đó chính là ngân hàng.
Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng
có nhiều chức năng quan trọng. Trong đó, cung cấp tín dụng là một trong những
chức năng thu về lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của
ngân hàng cũng như những ngành nghề khác, cũng ẩn chứa nhiều rủi ro , như rủi ro
tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng,… Các loại rủi ro này có ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt là rủi ro tín dụng, đây là loại rủi ro mà
một khi đã phát sinh thì sẽ gây cho ngân hàng rất nhiều khó khăn trong việc khắc
phục hậu quả.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang từ khi chính thức đi vào hoạt
động tháng 06/2006 đến nay, cùng với định hướng và mục tiêu phát triển chung của
toàn hàng là không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và hạn chế thấp nhất những rủi
ro có thể xảy ra. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang đã không ngừng
phát triển, mở rộng việc cung cấp tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng. Đi cùng
với việc mở rộng cung cấp tín dụng, ngân hàng cũng đã có nhiều biện pháp nhằm
hạn chế thấp nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, làm cho ngân hàng và hệ thống
ngân hàng “an toàn để phát triển” và “phát triển phải an toàn”.
Để thực hiện được điều đó, bản thân các ngân hàng luôn chú trọng quan tâm đến
rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và luôn có các biện pháp nghiệp vụ cần thiết nhằm
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Cùng với kiến thức đã được nhà
trường cung cấp về hoạt động tín dụng trong ngân hàng trên cơ sở lý thuyết, để thấy
được tình hình thực tế tại các ngân hàng nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Một số
biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Sài Gòn – Chi nhánh An Giang”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16