Mã tài liệu: 20100
Số trang: 21
Định dạng: docx
Dung lượng file: 168 Kb
Chuyên mục: Bảo hiểm
Cả nước hiện có trên 44 triệu người lao động trong độ tuổi, trong đó trên 11 triệu là những người làm công ăn lương, chiếm 25,6%, số còn lại khoảng 38 triệu người thuộc khu vực “phi chính thức” như nông dân, tiểu thương, người làm thuê, người làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động trong các làng nghề...Hiện nay BHXH mới thu được BHXH trên 8 triệu lao động thuộc diện bắt buộc và như vậy cũng chỉ có 8 triệu người sẽ có lương hưu khi về già. Mơ ước của người nông dân bao đời nay vẫn là làm thế nào để đến lúc về già không làm việc nữa mà vẫn có thóc gạo để duy trì cuộc sống. Chỉ đơn giản như vậy nhưng họ vẫn chưa nhận được 1 chính sách thích hợp về đóng BH từ nhà nước. Luật BHXH trước nay ở VN có ghi nhận khả năng thiết lập chế độ BHXH tự nguyện đối với tất cả những người lao động nào không thuộc diện bắt buộc. Tuy nhiên nó chỉ mang tính giải pháp nguyên tắc, chưa có một lộ trình pháp lý cụ thể nào được vạch ra cho phép một người chưa từng biết đến BHXH như nông dân và lao động tự do ở thành thị tiếp cận với các thiết chế BH để xác lập quan hệ kết ước tự nguyện.
Nhìn vào cách chi tiêu, có thể tin rằng người nông dân và người lao động tự do ở thành thị nước ta không thể có thu nhập cao hơn một công nhân trung bình tại một doanh nghiệp nhà nước hoặc một nhân viên trung bình tại một cơ quan hành chính. Điều đó cũng có nghĩa khả năng tích lũy tài sản từ thu nhập thường xuyên của những người này rất ít.
Ở nhiều nước, tất cả các nghề hợp pháp, trên nguyên tắc, đều có thể tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có nghề nông và các nghề lao động tự do. Bảo hiểm xã hội thật sự là "chiếc phao" cho người lao động lúc về già, đặc biệt là người làm những việc nặng nhọc mà chỉ có thu nhập thấp, sau thời gian dài đương đầu với những thách thức khốc liệt của cuộc mưu sinh. Đến lúc nào đó, người lao động có thể yên tâm sống quãng đời còn lại một cách thanh nhàn bằng lương hưu; còn lao động, đối với họ, chỉ để tạo niềm vui.
Và Nghị định số 190/2007/NĐ-CP, hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện (có hiệu lực từ 1-1-2008) đã mở ra một cơ hội mới cho người nông dân và lao động tự do.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16