Mã tài liệu: 236841
Số trang: 30
Định dạng: doc
Dung lượng file: 147 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tỉnh cấp thiết của dự án
Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Tuyên Quang đã thực hiện nhiều giải pháp xóa đói, giảm nghèo.Tuyên Quang là tỉnh nghèo, có xuất phát điểm KT – XH thấp, đời sống của người dân còn rất khó khăn hiện vẫn phải dựa tới 80% vào ngân sách Trung ương nên luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xóa nghèo bền vững.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự nỗ lực phấu đấu của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nền kinh tế xã hội đã có bước phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9 -11,4%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có nhiều chủ chương, chính sách và giải pháp nhằm nâng cao công tác xoá đói giảm nghèo bằng chương trình, kế hoạch cụ thể. Với mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 67,8% năm 2005 xuống còn dưới 25% vào năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 7,1%. Cuộc sống mới no đủ đã và đang đến với đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang. Các Chương trình 134,135 giai đoạn II và các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN. Do vậy công tác XĐGN đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. dự kiến cuối năm 2010 còn 25%.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế và yếu kém; Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của cả nước, công tác giảm nghèo chưa bền vững, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm thấp so với kế hoạch đề ra Năm 2010 là năm tổng kết Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 trong khi chưa đạt được mục tiêu giảm nghèo dưới 20% theo tiêu chí cũ thì Chính phủ lại ban hành chuẩn nghèo mới cao hơn đây là một thách thức lớn đối với tỉnh Tuyên Quang vì số hộ nghèo cư trú ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, là đồng bào đân tộc thiểu số chiếm trên 80%.
Để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, nâng cao mức thu nhập của người dân, công tác xoá đói, giảm nghèo là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong những năm tới đây. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo của các tỉnh miền núi đến năm 2015 dưới 10% là nhiệm vụ rất nặng nề. Trên cơ sở kiến thức đã học của môn Lập và Phân tích dự án, tôi lựa chọn chuyên đề “Xây dựng dự án xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 - 2015”
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1350
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 1180
⬇ Lượt tải: 16