Mã tài liệu: 250204
Số trang: 73
Định dạng: doc
Dung lượng file: 626 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
Lời mở đầu
Đói nghèo đang là một thách thức đối với sự phát triển của toàn thế giới kể cả với các nước công nghiệp phát triển, tấn công vào nghèo đói, thực hiện xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu phát triển của xã hội. Vì vậy đây là vấn đề các chính phủ, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm ra giải pháp hạn chế và tiến tới xoá bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Bước vào thế kỉ 21, đói nghèo vẫn là một trong những thách thức lớn của nhân loại. XĐGN được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển của thế giới hiện đại. Chính vì vậy, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhaghen (Đan Mạch) tháng 3 năm 1995 đã xác định: “XĐGN là một trong ba vấn đề trọng tâm được các nước cam kết thực hiện, coi đây là đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của cả nhân loại”. Và tại cuộc họp đặc biệt của Đại hội đồng liên hợp quốc và phát triển xã hội 6/2000 ở Giơnevơ (Thụy Sỹ), cộng đồng quốc tế tích cực cam kết thực hiện XĐGN, phấn đấu đến năm 2005 giảm ½ số người nghèo trên thế giới.
Đối với Việt Nam, vấn đề XĐGN ngày càng trở nên quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng toàn dân ta trong thời kỳ mới. Chính phủ Việt Nam luôn coi vấn đề XĐGN là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngay từ khi Việt Nam giành độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo là một thứ “giặc” cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để đưa nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi ngưòi có công ăn việc làm, có đời sống ấm no, hạnh phúc.
XĐGN không chỉ là một trong những chính sách cơ bản được nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm mà XĐGN còn là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao và bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát nghèo. Do đó, XĐGN được coi là một bộ phận cấu thành nên chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010) và kế hoạch 5 năm của cả nước, các ngành và địa phương.
Đối với Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính, kinh tế chính trị xã hội đã có sự thay đổi lớn. Và để kinh tế xã hội ổn định phát triển đi lên và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân thủ đô là một thách thức khá lớn vì hiện nay tỉ lệ người dân mù chữ và tỉ lệ đói nghèo còn khá cao. Giảm bớt những tỉ lệ này là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của thủ đô trong giai đoạn 2009-2010.
Do vậy tôi chọn để tài “Giải pháp tài chính cho XĐGN ở Hà Nội giai đoạn 2009-2010”. Tuy nhiên các giải pháp tài chính cho XĐGN là rộng, phức tạp bao gồm tài chính vi mô, tài chính vĩ mô với các hình thức thực hiện khác nhau, nên trong khuôn khổ của một chuyên đề thực tập tôi chỉ xin nghiên cứu một số công cụ tài chính chủ yếu như đầu tư, thuế, tín dụng, bảo hiểm nhằm hai hướng. Một là giảm bớt gánh nặng tài chính cho người nghèo, hai là hỗ trợ để tăng cơ hội và khả năng của người nghèo. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng nhưng do vấn đề đặt ra khó khăn và phức tạp, cùng với trình độ và năng lực có hạn nên bài viết của tôi không tránh khỏi sai sót, kính mong sự đóng góp của các thầy, cô.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 3
CHƯƠNG I 5
Cơ sở lý luận chung về đói nghèo 5
và xoá đói giảm nghèo 5
1/ Tổng quan về đói 5
1.1/ Khái niệm 5
1.1.1/ Đói nghèo 5
1.1.2/ Chuẩn nghèo 7
1.2/ Tiêu chí đánh giá đói nghèo trên thế giới và Việt Nam 10
1.2.1/ Tiêu chí đánh giá trên thế giới 10
1.2.2/ Tiêu chí đánh giá của Việt Nam 12
1.3/ Nguyên nhân của đói nghèo 13
1.3.1/ Khách quan 13
1.3.2/ Chủ quan 14
2/ Nội dung giải pháp tài chính cho xoá đói giảm nghèo 15
2.1/ Khái niệm 15
2.2/ Các công cụ tài chính 15
2.2.1/ Đầu tư 15
2.2.2/ Tín dụng 17
2.2.3/ Thuế 20
2.2.4/ Bảo hiểm 22
3/ Sự cần thiết tăng cường các giải pháp tài chính ở địa bàn Hà Nội 24
3.1/ Những tác động của nghèo đói đối với sự phát triển kinh tế 24
3.1.1/ Về mặt kinh tế 24
3.1.2/ Về mặt xã hội 25
3.2/ Hiệu quả của việc xoá đói giảm nghèo 26
3.2.1/ XĐGN tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội 26
3.2.2/ XĐGN góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội và là cơ sở để bảo vệ môi trường sinh thái 27
3.2.3/ XĐGN góp phần thực hiện công bằng xã hội 27
3.3/ Sự cần thiết và tác dụng của các công cụ tài chính đối với công tác xoá đói giảm nghèo 28
CHƯƠNG II 30
Đánh giá thực trạng về xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội 30
1/ Đặc điểm của Hà Nội 30
1.1/ Điều kiện tự nhiên 30
1.1.1/ Vị trí địa lý 30
1.1.2/ Khí hậu, địa hình 30
1.2/ Kinh tế xã hội 32
1.2.1/ Dân số 32
1.2.2/ Cơ sở hạ tầng 34
1.2.3/ Giáo dục, y tế 35
2/ Thực trạng của đói nghèo và xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội 41
2.1/ Thực trạng đói nghèo ở Hà Nội trước và sau mở rộng địa giới 41
2.1.1/ Trước khi mở rộng địa giới hành chính 41
2.1.2/ Sau khi mở rộng địa giới hành chính 41
2.2/ Thực trạng đói nghèo của Hà Nội (mở rộng) so với các vùng, tỉnh và thành phố khác 42
2.2.1/ Quy mô nghèo đói (tỷ lệ nghèo) 42
2.2.2/ Khoảng cách giàu nghèo 43
2.2/ Nguyên nhân 43
3/ Thực trạng của việc sử dụng các công cụ tài chính để xoá đói giảm nghèo trong thời gian qua ở Hà Nội 44
3.1/ Hỗ trợ đầu tư 44
3.1.1/ Xây dựng cơ sở hạ tầng 44
3.1.2/ Hướng dẫn người dân làm ăn 46
3.2/ Hỗ trợ tín dụng 46
3.3/ Hỗ trợ về thuế 47
3.4/ Hỗ trợ về công cụ bảo hiểm 49
3.5/ Hỗ trợ tài chính khác 50
CHƯƠNG III 54
Tăng cường hoàn thiện các giải pháp tài chính 54
để xoá đói giảm nghèo 54
1/ Bối cảnh của Thủ đô trong giai đoạn tới 54
1.1/ Các chỉ số kinh tế xã hội của Hà Nội trong quý I năm 2009 (theo tài liệu của UBND thành phố) 54
1.2/ Cơ hội và thách thức trong công tác XĐGN ở Hà Nội trong giai đoạn tới 56
1.2.1/ Thách thức 56
1.2.2/ Cơ hội 57
Bên cạnh những thách thức, khó khăn đó thì thủ đô vẫn có những cơ hội mới khi mở rộng địa giới hành chính. Nếu thành phố biết tận dụng các cơ hội đó thì thành phố sẽ nhanh chóng thực hiện được mục tiêu xoá đói giảm nghèo của mình. 57
2/ Mục tiêu phương hướng xoá đói giảm nghèo đến năm 2010 ở Hà Nội 60
2.1/ Mục tiêu tổng quát 60
2.2/ Mục tiêu cụ thể 60
3/ Tăng cường giải pháp tài chính cho xoá đói giảm nghèo 61
3.1/ Hỗ trợ đầu tư 61
3.2/ Hỗ trợ tín dụng 63
3.3/ Hỗ trợ về thuế 65
3.4/ Công cụ bảo hiểm 65
3.5/ Hỗ trợ tài chính khác 66
3.5.1/ Hỗ trợ tư liệu sản xuất cho người nghèo 66
3.5.2/ Hỗ trợ về y tế, giáo dục 67
4/ Kết luận và kiến nghị 6
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 2303
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 876
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 738
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16