Mã tài liệu: 114872
Số trang: 9
Định dạng: docx
Dung lượng file: 88 Kb
Chuyên mục: Xã hội học
Xã hội hóa ở tuổi thanh niên là một giai đoạn đặc biệt trong quá trình xã hội hóa cá nhân. Ở giai đoạn này, với tư cách là một con người trưởng thành, thanh niên đã có đủ vị thế và vai trò cần thiết để, một mặt, vừa hội nhập vào xã hội; mặt khác, vừa đóng góp cho sự vận động và phát triển của xã hội. Với những ưu thế về tuổi đời, sự mạnh mẽ và nhạy bén vốn có, thanh niên hoàn toàn có đủ khả năng để thực hiện tốt cả hai mặt công việc quan trọng đó.
Con người không tồn tại như những sinh vật đơn lẻ mà là con người xã hội. Thực tế của cuộc sống cho thấy, không một cá nhân cụ thể nào có thể trở thành con người thực thụ nếu không có được những hiểu biết, kiến thức và kinh nghiệm từ cuộc sống xã hội. Xã hội hóa cá nhân là cách thức để con người sinh học trở thành con người xã hội, thành con người với tính chất là một “sinh vật xã hội”. Bởi vậy, có thể coi xã hội hóa cá nhân là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt cuộc đời, qua đó cá nhân học hỏi, tiếp thu và phát triển được những kiến thức chung của cuộc sống xã hội, nâng cao khả năng sống của mình trong xã hội.
Mọi khuôn mẫu hành vi của con người đều lệ thuộc vào môi trường sống xung quanh và biến đổi theo sự biến đổi của môi trường xung quanh. Các khuôn mẫu hành vi nói trên là kết quả của sự tìm hiểu và học hỏi từ các quan hệ xã hội chứ không phải chỉ từ chính bản năng sinh học. Chính vì vậy nó đòi hỏi con người, để tồn tại được trong môi trường xã hội, phải liên tục hội nhập, biến đổi và thích ứng với ngoại cảnh xã hội, tức là phải tiến hành không ngừng quá trình xã hội hóa bản thân mình.
Với tính chất quan trọng đó, xã hội hóa là quá trình giúp con người hình thành nhân cách, xây dựng những khuôn mẫu hành vi trong các mối quan hệ xã hội. Bởi vậy, nó vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cá nhân. Cá nhân có thể trở thành những người tốt, có phẩm chất và nhân cách khi cá nhân đó có điều kiện thực hiện tốt quá trình xã hội hóa. Cá nhân không được chăm sóc, giáo dục trong môi trường xã hội lành mạnh, tức là không có điều kiện để xã hội hóa bản thân, cá nhân đó có thể sẽ trở thành những người xấu, bị tách khỏi các chuẩn mực của xã hội.
Kết cấu đề tài:
1 - Tính tất yếu khách quan của xã hội hóa cá nhân
2 - Những nhân tố tác động tới quá trình xã hội hóa cá nhân
3 - Quá trình xã hội hóa thanh niên và vai trò của công tác thanh niên
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 1328
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1303
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 921
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 1281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 1531
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 887
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16