Mã tài liệu: 129592
Số trang: 127
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Xã hội học
Trong hệ thống các khái niệm, phạm trù của khoa học xã hội học, có thể nói xã hội hoá là một trong những khái niệm cơ bản. Tuy nhiên thuật ngữ xã hội hoá cũng được sử dụng trong các ngành khoa học như: Tâm lý học; Giáo dục học; Kinh tế học... Hiện nay thuật ngữ xã hội hoá được dùng nhiều trong các văn bản của nhà nước, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đặc biệt xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Có một thực tế là, quan niệm về xã hội hoá trong các giáo trình, giáo khoa của xã hội học ở Việt Nam hiện nay với quan niệm về xã hội hoá trong các văn bản của nhà nước, các tổ chức xã hội và các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp lại chưa thống nhất với nhau, thậm chí còn hiểu theo những hướng khác nhau. Ví dụ: một định nghĩa nêu năm 1997 coi: "Xã hội hoá là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của xã hội như khuôn mẫu xã hội. Quá trình mà nhờ nó, các nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập vào xã hội" [23, tr.167].
Một định nghĩa nêu năm 2002 xác định xã hội hoá "Là quá trình quá độ, mà theo đó chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hoá của xã hội mà trong đó chúng ta được sinh ra, quá trình mà nhờ đó chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử hợp với xã hội của chúng ta" [32, tr.194].
Trong khi đó trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã xác định xã hội hoá là một phương châm hoạt động thực tiễn, ví dụ xã hội hoá giáo dục được hiểu là việc “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước” [4, tr.61]. Đại hội Đảng khoá VIII (năm 1996) xác định xã hội hoá là một quan điểm hoạch định chính sách và giải quyết vấn đề xã hội: "các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội" [5, tr.114].
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Quan niệm của Mác - Ăngghen, Lênin về xã hội hoá
Chương 2: Khái niệm xã hội hoá trong xã hội học ở Việt Nam
Chương 3: Xu hướng phát triển khái niệm xã hội hoá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 1328
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 275
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1013
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 888
⬇ Lượt tải: 16